Truyện ngắn: Hitokiri Izō
Người
dịch: Nhất Như
Hiệu
đính: Như Thị Duyên
Lời
nói đầu: Hitokiri Izō là một truyện ngắn khá đặc sắc của văn hào Shiba Ryō
Tarō, được Nhất Như chuyển ngữ từ bản tiếng Nhật và đăng trong tập sách
"Kiếm khách liệt truyện" năm 2007. Mượn bối cảnh lịch sử nước Nhật
vào cuối thời Mạc Phủ Edo, thời kỳ đầy rảy những biến động trong xã hội và để từ
đó, nước Nhật thoát khỏi số phận đau thương như nhiều nước Á châu khác để đi
lên một cường quốc, tác giả đề cập đến tâm lý của một con chó đối với chủ nhân.
Trong mắt chó, chủ của nó là một thiên thần. Nhưng tục ngữ Việt Nam cũng có
câu: "chó cùng cắn dậu"....
Lời
người dịch:
Nước
Nhật vào cuối thời Edo bỗng xuất hiện từ “Hitokiri”. Nó chỉ hạng võ sĩ làm
thích khách cho các phong trào chính trị đương thời tập trung ở các phiên phía
nam như Tosa, Satsuma, Chōshū. Đương thời chỉ có bốn nhân vật được gán cho danh
hiệu này là Kawagami Gensai người thành Kumamoto phiên Higo, Tanaka Shinbei và
Nakajima Hanjirō võ sĩ phiên Satsuma và Okada Izō thuộc phiên Tosa. Bối cảnh
câu chuyện này là vào lúc quyền lực của Mạc phủ đã suy yếu, người Tây phương
gây áp lực buộc Nhật Bản phải mở cửa thông thương. Tình hình trong nước hỗn loạn,
có nhiều đảng phái chính trị được khai sinh như Đảng Cần Vương với chủ trương
khôi phục quyền lực của Triều đình, phong trào Đảo Mạc, đánh đuổi người Tây
phương....
Truyện gồm 6 phần được chia nhỏ trong 6 tab dưới đây để cá bạn tiện theo dõi. Chúc đọc truyện vui vẻ!
Truyện gồm 6 phần được chia nhỏ trong 6 tab dưới đây để cá bạn tiện theo dõi. Chúc đọc truyện vui vẻ!
Một
Trời
đã sinh ra một kẻ bất hạnh.
Hắn
đứng cách cánh cửa lùa Shōji ( một loại cửa đặc trưng trong lối kiến trúc Nhật
Bản, khung gỗ nhẹ dán giấy để ánh sáng chiếu qua) năm chiếu, thóp bụng, phồng
ngực bắn một hơi mạnh. Đờm từ cổ họng hắn bắn ra như viên đạn xuyên thủng cánh
cửa giấy. Cơ lực thật dễ sợ.
- Thế
mà chỉ mãi là một thằng lính trơn.
Năm
mười lăm tuổi Izō thường tự cười nhạo mình. Nếu sinh ra trong thời Chiến Quốc
loạn lạc thì hẳn tài năng dị thường của hắn đã chẳng phải chôn vùi uổng phí như
thế này.
Nhưng
nói gì thì nói, lính trơn cũng là một hạng “sĩ” trong phiên, cũng vẫn là thân
phận được mang tên họ mang đao kiếm (Thời phong kiến ở Nhật, tầng lớp bình dân
không được quyền mang họ). Về hình thức thì cũng là võ sĩ Samurai. Nhưng ở
phiên Tosa này, về mặt pháp lý thì lính trơn không được quyền mang họ. Ở đất
Tosa này tồn tại ba cấp bậc giữa các hạng “sĩ” trong phiên, đó là Thượng sĩ,
Hào sĩ và lính trơn. Lính trơn thì cho dù trời mưa to cũng không được đi guốc
mà chạy chân trần, bọn Hào sĩ thì trời nắng như đổ lửa cũng không được mang dù.
Nhưng hạng Thượng sĩ thì lại có được đặc quyền đặc lợi đối với hai hạng Hào sĩ
và lính trơn là chém chết nếu vô lễ với mình mà không bị bắt tội, một điều chỉ
có ở Tosa mà không thấy ở đâu khác. Vì tầng lớp Thượng sĩ và khai tổ của phiên
là Yamauchi Kazutoyo là người vùng khác di trú đến Tosa sau trận chiến phân
tranh thiên hạ Sekiga Hara, nếu không có những đặc quyền đặc lợi đối với bọn
Hào sĩ vốn là dân bản địa và những cấp thấp hơn thì khó lòng cai trị nổi chúng.
Và cũng vì vậy mà trong phiên xuất hiện một dạng đấu tranh giai cấp không thấy ở
bất cứ phiên nào khác. Đó là việc bọn Hào sĩ và lính trơn kết thành “Đảng Cần
Vương” chống lại phiên và Mạc Phủ.
Hắn
chỉ là một thằng lính trơn Izō, vốn chẳng phải là thân phận có thể học kiếm thuật
được. Nếu học kiếm thì hạng Thượng sĩ thường lui tới võ đường Ishiyama Magoroku
và Asada Kanshichi, bọn Hào sĩ thì có võ đường Hineno Benji, nhưng hạng lính
trơn thì chẳng biết học ở đâu. Chẳng võ đường nào chịu nhận. “Là lính trơn thì
học kiếm thuật làm gì”. Đó là lối suy nghĩ tồn tại ba trăm năm trong phiên Tosa
này. Trên chiến trường thì chúng chỉ là hạng bộ tốt thuộc các nhóm vác giáo, bắn
cung hay hỏa mai. Còn việc ngồi ngựa một chọi một với đại tướng chỉ dành cho
Thượng sĩ và Hào sĩ cao cấp mà thôi. Izō sinh ra với thể chất và khí lực hơn
người cũng lấy làm lạ cho cuộc đời của mình.
-
Nghe đâu ngài Niten cũng tự học mà hội đắc kiếm pháp.
Năm
mười lăm tuổi hắn nghe được chuyện này. Niten là hiệu của kiếm thánh vô song
Miyamoto Musashi sống đầu thời Edo. Năm trước có kiếm khách Ōishi Susumu người
vùng Yanagi Kawa xứ Chikugo được tham chánh trong phiên là Yoshida Tōyō mời đến
đàm đạo, Izō tình cờ nghe trộm được chuyện về ngài Niten. Hắn biết đến cổ nhân
là như vậy.
Rồi
hắn gọt một thanh mộc kiếm từ gỗ sồi, cứ hai ngày một lần, khi không có phiên
trực thì vác mộc kiếm mà tập vụt từ sáng đến tối cho đến khi gân cốt rã rời mới
thôi. Đòn vụt là đòn đánh bổ từ trên xuống, là cơ bản trong mọi cơ bản của kiếm
thuật. Người học kiếm vẫn bảo nhau rằng tập vụt ba năm chỉ mới là sơ khởi của
kiếm đạo. Dĩ nhiên nó là một kỹ thuật cơ bản, nhưng đương thời ở các võ đường
thì người ta không cho môn sinh tập trung vào kỹ thuật vụt không. Vì kỹ thuật
đơn điệu, lặp đi lặp lại sẽ khiến người tập nhàm chán mà không tìm đến võ đường
nữa thì hỏng cho nên các vị sư phụ thường cho môn sinh tập các đòn đánh khác
nhau ở mặt và tay để gây hứng thú cho họ. Nhưng chẳng qua cũng chỉ là múa gậy
trúc mà thôi chứ đừng nói là hội đắc được cực ý của kiếm đạo.
Izō
cũng không sử dụng kiếm tre như bao người học kiếm khác mà dùng mộc kiếm. Cho
nên lực tay và tốc độ cũng có nhiều sa biệt. Từ thời xa xưa đến nay, mỗi khi đấu
tập người ta vẫn hay dùng mộc kiếm. Nhưng nó khá nặng và nguy hiểm nên Kamiizumi
Isenokami Nobutsuna thời Chiến Quốc nghĩ ra kiếm tre, sau được Ono Tadaaki công
phu thêm thành ra nhẹ nhàng và ít nguy hiểm hơn.
Izō
cũng không lơ là việc luyện tập hạ bàn. Hắn bay, hắn nhảy, hắn chạy ngang dọc
khắp nơi, gân cốt chân cẳng hắn đã lên đến cực độ.
- Kiếm
thuật cũng không phải chỉ là thứ dùng nơi rộng rãi.
Vì
thế mà hắn bắt đầu nghĩ tới những thế kiếm thực chiến trong nhà chật hẹp. Rồi hắn
gọt một thanh mộc kiếm nhỏ. Khi chiến đấu trong nhà, nếu sử dụng trường kiếm
như ngoài chiến trường thì khi vung lên thế thượng đoạn sẽ vướng trần nhà, khi
chém ngang sẽ đụng tường, rồi cón nếu đánh nhau trong phòng tắm, nhà xí, trong
hành lang chật hẹp thì sẽ như thế nào? Trong những trường hợp này thì ngay cả
những tay cự phách cũng chỉ dùng được một số kỹ thuật lặt vặt như chém hạ đoạn,
nhấp chân bước nhỏ mà thôi.
Thế
rồi Izō tự công phu ra lối đánh trong nhà với thanh đoản mộc kiếm của mình. Hắn
bay nhảy đâm gãy cột cửa, chém đổ cửa nhà xí, có khi rơi vào thùng rồi lòm ngòm
bò dậy, có khi lùi lũi tiến lại múa kiếm chém kẻ địch tưởng tượng bên kia rầm cửa
rồi ngã xuống chiếu gạt đỡ một kiếm của đối phương. Thật là điên cuồng dị dạng
không sao kể xiết. Nhưng cũng thật không ngờ là lối đánh đoản kiếm Izō công phu
được lại tình cờ trùng khớp với lối đánh bí truyền sử dụng ở nơi chật hẹp của
phái kiếm Ittō-ryū. Hắn biết được điều này là vào năm sau.
-
Mày là con của lính trơn thì học đòi kiếm thuật làm gì.
Phụ
thân hắn là Gihei vẫn thường bất bình. Chẳng bao lâu thì ông Gihei mất, Izō lên
thế vị trí cha. Hắn thuộc nhóm lính trơn của Tổng quản Kirima Shōgen, trưởng
nhóm lính là Morita Jiemon. Bổng lộc của hắn một năm chỉ đủ nuôi bốn người. Izō
thường phải ăn hạt kê, ăn lúa mạch, ăn gạo đen, trong một năm chẳng có dịp nào
được ăn gạo trắng. So với bọn bách tính có ruộng đất trong phiên thì hắn còn khổ
sở hơn cả thân trâu ngựa. Đối với con em kẻ sĩ nghèo hèn thì cách duy nhất để
thoát khỏi cảnh bần hàn chỉ là dựa vào con đường học vấn xuất chúng hay dựa vào
kiếm pháp tuyệt luân mà mở võ đường mà thôi. Nhưng Izō không có học vấn. Tuy phụ
thân hắn có dạy viết chữ nhưng Izō chẳng đọc nổi một quyển sách chữ Hán. Nhà
nghèo nên cũng không thể đến trường, mà hắn cũng chẳng có đầu óc tương xứng để
đến trường.
-
Chà nếu ta được sinh cùng thời với ngài Niten thì sẽ ra sao nhỉ.
Hắn
vẫn thường mơ tưởng đến cảnh một mình một kiếm làm mưa làm gió trong làng kiếm.
“Phải chém vật sống xem sao”. Nghĩ rồi Izō bắt đầu chém mèo. Con mèo hoảng hốt
nhảy lên, Izō rút kiếm đánh xoẹt chém đứt đôi trên không. Đến chuột cũng không
tha. Kẻ xấu số vừa thò đầu ra khỏi cái lỗ nơi góc tường đã bị hắn huơ mộc kiếm
như luồng điện giáng xuống vỡ đầu. Trong nhà Izō luôn lấm bẩn vì máu của những
loại súc sinh này.
Nguyên
lai, kiếm chỉ là công cụ giết người nhưng vào thời Tokugawa thì nó đã trở thành
một thứ triết học. Izō cũng tự học được thứ kiếm pháp giết người như giới kiếm
khách đầu thời Chiến Quốc. Đâu là chánh đạo, đâu là tà đạo, hẳn chả hay biết.
Rồi
hắn cũng chém được mấy trăm con mèo, là lúc hắn nghĩ đến chuyện lập phái riêng.
Lúc
đó một tin sáng sủa bất ngờ lọt vào tai Izō. Khu phố Tabuchi dưới thành là nơi
tập trung nhiều dinh thự của bọn Hào sĩ, có Takechi Hampeita mở võ đường.
Takechi vốn là một Hào sĩ cấp cao nên không màn đến thân phận của bọn môn sinh,
thiên hạ đồn rằng là lính trơn cũng có thể đến học được.
-
Như vậy cũng không phải là hoàn toàn vô duyên với nhà Takechi.
Nghĩ
rồi Izō quyết định tìm đến Takechi cầu học.
Hai
Dòng
họ Okada vốn có gốc gác Hào sĩ ở làng Jintsu phiên Tosa, đến đời phụ thân của
Izō là Gihei là con thứ xuống dưới thành làm lính trơn. Tổ tiên xa xưa của dòng
họ này phát tích từ làng Okada xứ Iyo láng giềng. Nhà Takechi cũng vậy, tổ tiên
xa xưa là Takechi Musha Tokoro vốn là hào tộc ở xứ Iyo. Thật lạ lùng là năm xưa
tổ tiên của Izō lại là gia thần của họ Takechi. Rồi Takechi đem phần lớn bề tôi
lưu lạc sang xứ Tosa thờ họ Chōsokabe. Trong trận chiến phân tranh thiên hạ
Sekiga Hara họ Chōsokabe diệt vong, họ Yamauchi từ Kakegawa xứ Enshu đến tiếp
quản vùng đất này, lúc đó cả họ Takechi lẫn Okada vốn là cựu thần của Chōsokabe
đã trở thành dân thổ địa của phiên Tosa này.
- Tức
là nếu xét duyên ngày xưa thì cũng là quan hệ chủ tớ. Nay thuận theo nhân duyên
này kính xin cho tiểu nhân được nhập môn.
Izō
đến nhờ vả phu nhân của Takechi là Tomiko. Phu nhân lấy làm thương hại nên ra
súp giúp đỡ cho đến khi được diện kiến Takechi.
Takechi
Hampeita ban đầu theo học phái kiếm Ittō-ryū, sau thường lui tới luyện tập ở võ
đường Asada Kanshichi dành cho hạng Thượng sĩ. Lúc bấy giờ Takechi chỉ là thân
phận Hào sĩ nên thường bị bọn môn sinh dòng Thượng sĩ khinh miệt, sau lãnh hội
hết cực ý kiếm pháp nên được quyền mở võ đường nhận môn sinh.
Nhà
Takechi nằm ở làng Fuke ngoài thành, là nơi giàu có lắm ruộng nhiều rừng. Nhà
Takechi nhờ vào tài lực này mở một võ đường bên cạnh nhà vợ Shimamura. Võ đường
bề ngang rộng bốn gian (Một gian gần bằng hai mét), bề dài sáu gian, tuy không
phải là lớn lắm nhưng chỉ trong chốc lát mà đã có đến sáu, bảy chục con em Hào
sĩ kéo đến nhập môn, một thời phồn thịnh.
Takechi
Hampeita dáng người cao lớn, mặt sáng sủa, lông mày thanh tú, da dẻ trắng trẻo,
mắt mũi đều xứng với từ uy phong lẫm liệt. Tính người trầm tĩnh ít nói, lại chẳng
bao giờ biết đùa giỡn, suốt đời chẳng gần người đàn bà nào ngoài phu nhân của
mình, cũng là một kiểu người hiếm có so với tính cách đàn ông phương Nam như
Tosa. Chính vì tính tình nghiêm cẩn đàng hoàng nên thường bị người bằng hữu là
Sakamoto Ryōma trêu chọc. Nhân vật Sakamoto này thì lại trái ngược hẳn với tính
cách nghiêm chỉnh của Takechi. Mỗi khi đến chơi nhà Takechi đều không dùng nhà
xí mà khi ra về luôn phóng tiện trước cổng. Vì vậy mà chung quanh tường luôn
thoảng xú khí, phu nhân Tomiko lấy làm phiền não đem chuyện trần tình thì
Takechi chỉ cười xòa “Xem ra Sakamoto cũng là người sau này làm nên chuyện lớn.
Cứ bỏ qua cho hắn vậy”.
Tuy
là người nghiêm khắc kỷ luật nhưng lại có chỗ dễ dàng tha thứ cho kẻ khác nên bọn
con em Hào sĩ vùng Chugoku lấy làm mếm mộ Takechi, tranh nhau mà đến nhập môn.
Đây chính là nền tảng đầu tiên của “Đảng Cần Vương Tosa” gây náo loạn vào cuối
thời Mạc phủ.
Nhưng
lần đầu đối diện, Takechi đã tỏ ra nghiêm khắc với Izō. Bản thân Takechi cũng
là một Hào sĩ bị bọn Thượng sĩ phân biệt nên không khỏi thất vọng khi thấy một
tên lính trơn. Chính vì tính tình nghiêm khắc ưa kỷ luật nên ý thức giai cấp
cũng rất mạnh. Hơn nữa Takechi lại là người ghét cái dốt nát thô lậu. Mà ngay
giữa trán Izō lại có một vầng đen cố hữu, chính vì thế mà ấn tượng đầu tiên của
Takechi về hắn vô cùng xấu. Lại nghe chuyện tổ tiên xa xưa là gia lại của nhà
Takechi nên không tránh khỏi cái nhìn khinh miệt.
Takechi
vừa vào đến nơi liền gọi
-
Ngươi là Izō ?
-
Thưa, tiểu nhân là Izō.
Izō
phủ phục bên cửa.
- Từ
trước đến nay đã theo học ai ?
- Tiểu
nhân thân phận lính trơn thì còn biết theo học ai. Chẳng là vì tôn sùng ngài Niten
mà ngày ngày mang mộc kiếm luyện tập mà tự hội đắc ạ.
- Tự
hội đắc ?
Takechi
nhíu mày. Hội đắc, chẳng phải là ý hắn đã đến chỗ cùng cực của kiếm đạo rồi
sao. Chính vì không có giáo dưỡng học hành gì nên Izō chẳng hiểu rõ cách dùng từ
cho hợp phép.
- Ồ,
tự hội đắc sao. Thế thì hãy vào võ đường đấu với bọn môn sinh xem sao.
Takechi
nói.
Ba
Izō
tiến ra một góc võ đường, đội mũ trụ, mặc giáp phòng hộ, tay với lấy thanh kiếm
tre. Tất cả những thứ này là lần đầu tiên hắn dụng đến. Takechi ngồi trên ghế cao
quan sát mọi cử động của Izō. Thật là khó coi. Một kẻ chẳng khác nào dã thú. Cặp
mắt hắn sưng húp, đỏ ngầu, lõm sâu vào hốc, đầu tóc thì rối bời như tổ quạ,
lông trên người hắn rậm rạp xoắn tít như đám cỏ rối.
Izō
mang mộc kiếm tiến ra giữa võ đường thi lễ rồi vào thế thủ. Tuy là vị trí trung
đoạn nhưng hắn thủ thanh kiếm tre ngang người, vị trí cổ tay đầy sơ hở. Thế đứng
của hắn cũng thật kỳ lạ, dạng chân, lưng khom, đầu đưa về trước như chuẩn bị
lao vào một trận đấu vật.
Người
đầu tiên đấu với Izō là một hào sĩ xứ Aki, thuộc hạng trung bình trong số các
môn đệ. Vì thuộc tầng lớp trên nên trong lòng đã thấy khinh nhờn, giơ cao kiếm
tre vào thế thủ thượng đoạn, cố tình để lộ sơ hở phần trung đoạn. Gã xông vào
toan chém cổ tay Izō nhưng chỉ thấy Izō quét kiếm lên đỡ rồi trong sát na xấn tới
đạp mạnh vào hạ bộ hắn. Hào sĩ nọ la thất thanh rồi bất tỉnh tại chỗ. Ngươi đã
thấy chưa, Izō như muốn thét lên sung sướng. Chiêu thức hắn dùng để hạ đối
phương chẳng phải là một chiêu kiếm hay võ nghệ chính thống nào. Còn gì thống
khoái bằng, hắn đã hiểu ra rằng trên võ đường thì không có sự phân biệt giai cấp,
chẳng còn Thượng sĩ, Hào sĩ hay lính trơn nữa.
Takechi
ngồi quan sát trận đấu không nháy mắt rồi ra lệnh cho người tiếp theo ra đấu với
Izō. Đấu được hai ba hiệp thì Izō nhảy bật lên giáng một đòn thật mạnh vào đầu
đối phương, chỗ không có lưới sắt trên mũ trụ bảo hộ. Đối phương đầu óc choáng
váng, loạng choạng trở về chỗ ngồi rồi đổ vật ra sàn. Cả bọn nhốn nháo. Thứ kiếm
thuật mà Izō sử dụng chẳng có quy tắc hay luật lệ gì mà chỉ là một thứ kỹ thuật
ẩu đả nơi đầu đường xó chợ. Đối với những kẻ theo học kiếm phái chính thống ở
giai đoạn đầu thì thường thất bại thảm hại khi đối đầu với những loại kỹ thuât ẩu
đả hạ cấp này.
Người
tiếp theo ra đấu với Izō là quyền sư phụ Higaki Kiyoharu, một Hào sĩ dưới
thành. Nhưng kết quả cũng không khác trước, bọn môn nhân ngạc nhiên xao động.
- Khốn
kiếp, chỉ là một thằng lính trơn.
Takechi
dường như muốn thốt lên. Từ thế thủ cho đến đòn đánh thẳng tay của Izō đều
không phải là thứ thường thấy của một danh môn chính phái. Dường như hắn chỉ là
một con thú hoang dã không hề biết trật tự lý luận gì. Nếu như hắn được dạy dỗ
nguyên tắc luận lý thì không biết sẽ còn mạnh đến đâu, Takechi thầm nghĩ. Nhưng
liệu có thắng nổi hắn không ? Đối với đường chủ Takechi Hampeita mà nói thì đây
là một dịp hay để dạy cho Izō một bài học, làm cho hắn chừa đi cái kỹ thuật hạ
cấp kia đã ăn sâu vào người hắn và không những dạy cho mình hắn mà còn là để biểu
thị cho đám môn nhân biết sức mạnh khủng khiếp của kiếm thuật chính thống và có
phẩm cách là như thế nào. Nhưng nếu chẳng may đại bại dưới tay hắn thì sao. Như
vậy thì còn gì tồi tệ bằng, thanh danh của võ đường chẳng biết còn cách nào để
lấy lại nữa.
Nhưng
Takechi cũng không phải là kẻ tầm thường. Takechi người cao gần sáu thước (Thước:
đơn vị đo chiều dài ngày xưa, 1 thước = 0.303m), xét về thể lực khí lực thì
không thể thua Izō được. Năm mười bốn tuổi theo người thầy đầu tiên là Chigami
Shichirō học kiếm pháp phái Ittō-ryū, cả sư phụ Chigami cũng phải ngạc nhiên vì
tố chất vạn người có một của mình. Sau này vào nhập môn võ đường Asada
Kanshichi, Takechi đánh bại hết các bậc tiền bối nhận chứng chỉ trung truyền, đến
năm Ansei thứ nhất (Niên hiệu Ansei kéo dài từ năm 1854~1859) thì hội đắc hết
những chiêu thức cực ý của môn phái. Ngay cả Asada cũng thừa nhận rằng trong cuộc
đời mình chắc chắn không có được người đệ tử thứ hai như Takechi.
Nhưng
dù gì thì đối phương cũng là kẻ thân phận thấp hèn lại không sử dụng kiếm pháp
chính thống, nên sẽ không biết được hắn sẽ tấn công vào những chỗ nào và chẳng
có quy tắc luật lệ gì. Như trước đây có một dạo tin đồn rằng có kiếm khách
Okada Sōemon vốn xuất thân là một bách tính xứ Bushu lập ra phái kiếm Ryugō
Ryu, phái này chuyên thủ thế thượng đoạn rồi xuất kỳ bất ý tấn công tới tấp vào
ống chân của đối phương. Nguyên lai, trong kiếm thuật không có đòn đánh vào hạ
bàn nên dĩ nhiên là các phái kiếm bấy giờ cũng không có kỹ thuật phòng ngự vùng
này. Vì thế mà vào những năm Ansei đã có không biết bao nhiêu võ đường ở Edo đã
tan hoang dưới tay của phái Ryugō Ryu này. Nhưng chẳng bao lâu sau thì các võ
đường danh tiếng ở Edo như Momoi và Chiba đều khảo án ra cách khắc chế loại kỹ
thuật này nên phái Ryugō Ryu sau một thời gian lan truyền như bệnh dịch bỗng dừng
hẳn. Cổ nhân có dạy rằng người quân tử không nên đối đầu với phường tà đạo
nhưng Takechi không biết rằng liệu có nên dạy cho Izō một bài học hay không.
Nhưng Takechi vốn là người quyết đoán nhanh chóng nên trong đầu vừa xuất hiện ý
nghĩ này là đã khẽ gật ngay. Quyền sư phụ Higaku đã bại dưới tay Izō, đường chủ
Takechi lặng lẽ nhảy xuống sàn, với lấy thanh kiếm tre rồi tiến về phía đổi thủ.
Izō
lúc này phủ phục dưới sàn. Hắn không hề nghĩ rằng Takechi sẽ đích thân ra tiếp
mình nên lấy làm cảm kích mà toàn thân run rẩy.
-
Hãy chuẩn bị đi.
Takechi
nói. Tuy thế bản thân mình cũng chỉ mặc độc một bộ võ phục bằng vải thô mà
không hề mang giáp phòng ngự. Như vậy ta không thể tấn công được. Izō đứng dậy,
bần thần.
-
Ngươi cứ đánh hết sức.
Takechi
nói rồi vào thế thủ Seigan đưa mũi kiếm ngang mặt. Izō lại vào thế thủ trung đoạn
mình tự công phu được như lúc nãy.
Takechi
tiến lên một bước, Izō lùi xuống một bước, rồi lại lùi xuống nữa.
Takechi
càng tiến tới, Izō càng lùi lại, mà càng lùi xuống thì lưng hắn càng cong như
lưng mèo, thanh kiếm tre đưa về sau như cái đuôi con vật.
Takechi
vừa huơ mũi kiếm lên thượng đoạn, trong nháy mắt thân thể Izō co rúm lại rồi bật
tới như một hòn đạn, đâm thẳng vào đối phương. Takechi loạng choạng, nhưng chỉ
trong tích tắc kiếm pháp chính thống đã phát huy tác dụng, biến ảo khôn lường.
Từ thế kiếm phòng thủ cuộn lên đánh thẳng vào đầu Izō, một đòn nhẹ, chỉ nghĩ được
như thế thì đã thấy Takechi xấn tới đâm một đòn chí mạng vào đối thủ. Thân thể
Izō bị hất văng đi năm sáu gian. Hắn lồm cồm bò dậy rồi chạy vòng quanh bốn góc
võ đường tránh đòn của Takechi.
-
Izō, khó coi lắm !!
Takechi
vừa thét vừa trút đòn như cuồng phong nộ vũ vào các vị trí tay, mặt, thân của đối
phương. Đây chính là ba vị trí tấn công cơ bản trong kiếm thuật. Izō co rúm người
lại chịu đòn mà không hề có ý thức phản kháng. Toàn bộ ý chí chiến đấu của hắn
đã bị dồn nén đến tận cùng. Có những lúc cơ hội phản kích đến, trong sát na đã
có thể đánh trả lại nhưng hắn không hề huơ thanh kiếm. Izō chỉ hứng cơn mưa đòn
của Takechi một cách thụ động rồi bỏ chạy. Trong vô thức, hắn đã bị sự kính phục
đối với Takechi chi phối. Đối với hắn, Takechi dường như là một vị thần của thế
giới khác. Nếu diễn giải bằng lời thì trong lòng hắn chỉ có thể nói rằng “Vì
ngài mà tôi có thể trở thành thằng hề cho thiên hạ”. Hắn cam lòng với điều đó.
Cam lòng một cách toại nguyện, hắn thấy sung sướng, không, sung sướng đến điên
cuồng khi được hạ mình như thế. Phải chăng chính thân phận lính trơn thấp hèn của
hai đời dòng họ hắn đã biến hắn thành ra thế này ? Phải chăng đây chính là bản
chất của hắn ? Nhưng dù gì đi nữa thì đây là lúc quyết định hình ảnh của hắn
trong con mắt Takechi.
- Tiểu
nhân thua rồi.
Izō
vứt kiếm tre, quỳ xuống sàn rồi thụp lạy. Trong khoảnh khắc này cái chất lính
trơn thấp hèn một cách đáng thương đã bộc lộ. Takechi thở phào rồi thu kiếm. Thật
là một kẻ đáng sợ. Một cảm giác khiến Takechi phải rùng mình. Từ thuở theo
Chigami học kiếm, hội đắc cực ý của Asada cho đến bây giờ thì Takechi chưa từng
hứng phải một đòn đâm nào khủng khiếp như vậy. Thiên hạ vẫn truyền rằng Takechi
là người quân tử chững chạc thận trọng, đối với những kẻ mới đến xin học kiếm
thì chưa bao giờ ra những đòn như vũ bão lúc này. Ấy vậy mà chỉ một đòn đâm của
Izō đã khiến Takechi lộn ruột gan mà để lộ con quỷ Tu La trong người ra một
cách vô ý.
-
Izō, hãy tức khắc nhập môn.
Takechi
nhanh chóng trở lại con người điềm tĩnh như trước kia.
-
Izō, vì kiếm pháp của nhà ngươi là thứ tự học mà không có cơ bản nên rất nhiều
tật xấu đã ngấm sâu vào người. Đầu tiên ngươi phải bỏ chúng đi. Đối với kẻ mới
nhập môn thì phải tu luyện hai năm, nhưng nhà người phải tu luyện ba năm để từ
bỏ thói tật của mình. Trong ba năm này nhà ngươi sẽ yếu đi, ba năm tu luyện
chánh pháp. Nếu chịu đựng được thì đến năm thứ tư thì hẳn sẽ đạt đến trình độ
kiếm thuật chánh tông cao thâm.
- Tiểu
nhân xin đa tạ.
Izō
vốn là kẻ dễ mủi lòng, nước mắt ròng ròng mấy phen dập đầu lễ tạ.
Rồi ấn
thư thệ nguyện được mang ra, Izō viết tên ấn dấu kết giao sư đồ. Họ tên là
Okada Izō Yoshifuru. Chữ viết vô cùng nghệch ngoạc.
Đêm
đó Takechi rút vào trong nhà kho, chăm chú nhìn quyển sách Jōruri đặt trên bàn
(Jōruri: một loại kịch múa rối truyền thống). Vốn là người đa tài đa nghệ nên
ngoài Jōruri ra Takechi còn theo học các nghành hội họa nghệ thuật khác với
cách danh sư dưới thành như Tokuhiro Tōsai và Hirose Tomotake. Mà trong bất cứ
nghành nào cũng đều đạt đến mức thượng thừa. Cũng vốn là người thận trọng đàng
hoàng, sợ làm phiền đến hàng xóm chung quanh nên mới vào nhà kho diễn Jōruri.
Cánh cửa phòng đột ngột mở ra, phu nhân Tomiko mang trà vào.
-
Chàng đang làm gì vậy ?
Đêm
nay thật lạ lùng, vì Takechi không hề thốt lên một lời nào, không giống mọi lần
diễn kịch khác.
- Ta
đang nghĩ đến chuyện của Izō.
- Gã
lính trơn đó đã làm sao ạ ?
-
Không, chỉ là ta biết rằng trên đời này vẫn còn nhiều kẻ đáng sợ. Ta vốn vẫn tự
phụ rằng mình có chút thiên bẩm về kiếm thuật, nhưng xét về tố chất thì thật
không bằng hắn vậy.
Tomiko
nghe rồi lặng thinh. Đây chẳng phải là chuyện mà nàng có thể nói được gì.
Tomiko dáng người nhỏ nhắn, vốn được tôn xưng là một mỹ nữ dưới thành. Người
chú của Tomiko là Shimamura Junosuke cũng là một Hào sĩ nổi tiếng với thương
thuật một vùng.
-
Tomiko, ta sẽ đi vắng trong ba năm. Nàng sẽ chăm sóc mọi thứ thay ta chứ. Ta
nghe nói Edo chính là linh địa của kiếm thuật nên cũng muốn đến đó tu luyện lại
võ nghệ của mình.
Hôm
đó Takechi cho bọn môn đệ trở về nhà rồi trằn trọc suy đi nghĩ lại, hình ảnh
Okada Izō trong tâm trí càng lúc càng lớn dần. Trận đấu ở võ đường lúc nãy, chẳng
phải là hắn thấy mình không mặc giáp phòng ngự mà e ngại không ra đòn tấn công
hay sao. Nếu lúc ấy mà mặc giáp phòng ngự thì không biết kết quả trận đấu sẽ ra
thế nào.
Tomiko
gật đầu. Nhưng muốn ra khỏi phiên du học võ nghệ thì cần phải được phiên cho
phép. Mà cho đến khi giấy phép từ trên truyền xuống cũng phải mất nửa năm.
- Ta
trông cậy cả vào nàng.
Nói
rồi Takechi ôm Tomiko vào lòng. Giữa hai người không có đứa con nào. Chính vì sợ
rằng nếu không có con thì họ Takechi sẽ tuyệt tự nên phía gia đình Tomiko ở
làng Shimamura cũng mấy lần khuyên nhủ Takechi lấy vợ bé để có đứa con nối dõi
như mấy lần Hampeita đều bỏ ngoài tai. Một hôm nọ có người bạn của Hampeita lấy
lời khuyên nhủ Tomiko, cho trở về nhà bố mẹ Takechi ở làng Fuke rồi gửi một con
hầu đến chỗ Hampeita. Con hầu biết chuyện nên ra sức chiều chuộng nhưng Takechi
chẳng hề động đến một sợi tóc. Sau này khi Tomiko tiết lộ rằng đó là do âm mưu
của người bằng hữu thì Takechi chỉ cười “Ta biết rồi”, rồi hỏi:
- Thế
lúc đó tâm trạng này như thế nào ?
-
Thiếp hoàn toàn tin tưởng ở chàng nên không hề nghĩ gì.
Tomiko
đáp. Giữa phu phụ Takechi đã có sự tin tưởng lẫn nhau và thân thiết đến như vậy.
Thành ra Takechi quyết ý để thê tử ở lại Tosa còn mình thì thân đến Edo tu luyện
kiếm pháp. Nguyên nhân tất cả cũng là vì Izō.
Bốn
Izō
mỗi ngày một yếu dần đi. Bản năng của hắn, thói tật của hắn mỗi ngày một mất dần.
Đến ngay cách cầm kiếm tre hắn cũng phải học từ Takechi, bộ pháp cũng bị cố định
vào một quỹ đạo, phương cách nhất định. Thế thủ cũng bị Takechi chỉnh đốn gay gắt.
Mọi việc Izō đều nhất nhất tuân theo sự chỉ đạo của Takechi. Với tính cách quá
khích của Izō thì thật khó coi khi thấy hắn khúm núm trước Takechi. Phải chăng
tất cả là vì Izō muốn trở nên mạnh hơn ? Không, tâm tưởng của hắn lúc này không
phải như vậy. Izō lúc này giống như một con chó. Chó là loài mang một tính cách
bất hạnh, đối với đồng loại thì chúng nhe nanh sừng sộ nhưng đối với chủ nhân vốn
là một sinh vật khác loài thì lại nhu thuận đến đáng thương. Takechi đã cho hắn
nhập môn, đối với hắn thì đó là một ân nhân, một người chủ còn hắn là con chó của
ông chủ. Hắn cảm thấy hạnh phúc khi được làm con chó cho Takechi. Mà cũng chính
là vì tổ tiên hắn đã từng là đầy tớ của nhà Takechi. Izō tiếp cận ông chủ của
mình với thái độ như thế, với tình cảm của một con chó đối với chủ như thế nên
cho dù Takechi có khinh thường chẳng muốn gần cái sự thấp hèn đó rốt cuộc cũng
nghiễm nhiên tự cho mình là chủ nhân của con vật đáng thương kia.
“Trong
ba năm, ngươi sẽ yếu dần đi”. Tuy Takechi nói thế nhưng không biết Izō vốn là kẻ
có tố chất hơn người hay do sự chỉ đạo ưu tú của Takechi và hắn nhất tuân theo
mà chỉ trong vòng nửa năm mọi tật xấu của Izō đều mất hết, mọi động tác kỹ thuật
đều đi vào khuôn phép và trình độ đã bắt kịp với quyền sư phụ Higaki Kiyoharu. Đối
với hắn thì không còn nơi nào bằng võ đường này. Một tên lính trơn thấp hèn như
hắn được đứng trên võ đường như thế này thì không còn gì thống khoái bằng. Thường
ngày bọn môn sinh Thượng sĩ và Hào sĩ ra lối hống hách nhưng trên sàn đấu đều bị
hắn đánh cho tơi tả vùi dập. Hắn cảm thấy kiếm thuật đã cứu hắn thoát khỏi sự
thấp hèn của đẳng cấp. Trong thế giới của hắn chẳng có gì khác ngoài thanh kiếm.
Kỹ thuật hắn sử dụng cũng vô cùng ác liệt, bất cứ môn sinh nào thi đấu với hắn
mà không mang giáp phòng ngự đều bị Izō đánh cho cháy thịt nát xương. Izō là
con chó hoang, bọn môn sinh cả sợ mà không còn ai dám đấu tập với hắn nữa.
Nhưng đứng trước Takechi Hampeita thì con chó hoang Izō bỗng trở thành một con
chó nhà hiền lành.
Thế
rồi Takechi trình nguyện thư lên phiên xin phép được ra khỏi phiên đến Edo tu học
kiếm thuật nhưng trong phiên tự xưa đến nay vẫn có luật bất thành văn là chủ một
nhà du học bên ngoài thì không sao nhưng đường chủ một phái thì không được
phép. Thế là Takechi phải đến hối lộ Kirima Shōgen, một người có thể lực trong
phiên. Và mọi việc trở nên dễ dàng hơn nhiều. Nhưng khi Takechi tỏ ý định muốn
dẫn theo Izō đến Edo tầm sư học đạo thì Kirima Shōgen chỉ cười khảy “Hắn chẳng
phải chỉ là một tên lính trơn thôi sao?”
Từ
trước đến nay chưa từng nghe thấy chuyện cho một tên lính trơn đi du học ngoài
phiên.
-
Xin ngài cứ làm như Izō là đầy tớ của tiểu sinh mà hợp pháp hóa cho chuyện này,
được như thế thì tiểu sinh vô cùng biết ơn.
-
Ngài cũng thật lạ lùng. Chả nhẽ lại định bỏ tiền túi ra cho một tên lính trơn du
học kiếm thuật sao.
-
Kirima
cười ngạo rồi cho qua. Cũng là vì món quà vặt kia đã có tác dụng.
Nghe
tin, Izō mừng rỡ điên cuồng. Trong lòng hắn lúc này, vì Takechi mà nhảy vào dầu
sôi lửa bỏng hắn cũng cam chịu.
- Vậy
là tiểu nhân được phép cùng tiên sinh đến Edo thật sao.
Izō
khóc rống lên.
Thế
rồi Takechi nhận được chỉ thị từ phiên đưa xuống, rằng “đến Edo tu học kiếm thuật”,
dẫn theo tên đầy tớ Okada Izō rời khỏi Tosa, đến dinh thự Kajibashi ở Edo vào
tháng tám năm Kaei thứ sáu. (Kaei: niên hiệu kéo dài từ năm 1848~1853)
Những
kẻ từ phiên khác đến tu tập võ nghệ được gọi là kiếm thuật chư sinh, họ có quyền
lựa chọn võ đường để theo học nhưng phần lớn người đến đây đều chọn võ đường
Momoi Shunzō phái Kyōshin Meichi-ryū ở cách đấy không xa. Ở khu phố Kyōbashi
Oke gần dinh thự Kajibashi cũng có võ đường của Chiba Sadakichi phái Hokushin
Ittō-ryū cũng được nhiều người ưa chuộng. Cũng trong thời gian này Sakamoto
Ryōma cũng đến võ đường Chiba theo học kiếm thuật.
Võ
đường Momoi Shunzō mà Takechi chọn là một trong ba nơi làm mưa làm gió trong
làng kiếm ở Edo đương thời. Thời đó người ta vẫn truyền tụng nhau rằng Momoi cứng
về thế thủ, Chiba mạnh về kỹ thuật trong khi họ Saitō ra đòn rất ác liệt.
Izō
cũng theo Takechi vào nhập môn. Đường chủ lúc bấy giờ là Momoi Shunzō đời thứ
tư, tên tục là Naomasa và là kiếm khách kiệt xuất nhất trong các đời Momoi.
Trong số môn hạ thì có vô số kiếm hào mà các chủ võ đường cỡ nhỏ ở Edo cũng phải
rùng mình như Ueda Umanosuke, Kanematsu Naoyasu, Kubota Shinzō hay Sakabe
Daisaku.
Takechi
vào đây như rồng gặp nước, như hổ về rừng, chẳng mấy chốc mà phát huy hết tài
năng sở học của mình. Nhập môn được môn năm đã được cử lên làm chức tổng giám
sát đám môn sinh trong võ đường. Dù gì thì cũng là một chủ võ đường ở Tosa, hội
đắc được cực ý các phái kiếm khác nên dĩ nhiên cũng khác xa đám môn sinh còn lại.
Mà
sư phụ Momoi Shunzō cũng đặc biệt tỏ ra kính trọng Takechi. Hẳn là con người
này có những tố chất khiến người ta kính trọng như vậy.
Thứ
nhất là Takechi có tài tổ chức. Vào lúc còn chưa nắm chức tổng giám sát thì đã
có lần can gián sư phụ Momoi: “Mọi quy củ đạo đức của võ đường ngày càng đi xuống”.
Số
là bên cạnh võ đường có một quán trà, trong số môn sinh có nhiều kẻ vẫn thường
lui tới đàng điếm với bọn con hát. Takechi lấy làm ngứa mắt mà than phiền với
Momoi
- Nếu
bây giờ mà không chấn chỉnh lại tác phong của môn sinh thì việc này ắt sẽ tổn hại
đến thanh danh của tiên sinh.
Shunzō
vốn người rộng lượng khoan dung nhưng về điểm này thì thiếu hẳn sự nghiêm khắc
nên giao toàn bộ việc chấn chỉnh uy phong của võ đường cho Takechi. Thế rồi
Hampeita trở thành tổng giám sát, đề ra luật lệ, đặt giờ giới nghiêm, thưởng phạt
phân minh, kẻ nào vi phạm luật lệ đều bị xử lý nghiêm khắc. Vì vậy mà trong võ
đường tiếng ta thán Takechi ngày càng nhiều nhưng chẳng bao lâu thì mọi sinh hoạt
đều đi vào nề nếp quy củ. Chính vì có tài quản lý sắp xếp như vậy nên sau này
được chọn làm thủ lãnh cho Đảng Cần Vương của phiên Tosa.
Momoi
Shunzō cũng lấy làm tự mãn về người môn đệ tên Takechi Hampeita. Đương thời
trong giới chưa hầu thường tổ chức các buổi diễn võ, Momoi thưởng được mời đến
và luôn dẫn theo Takechi. Chúa vùng Sendai, Daimyō xứ Izushi nghe tiếng mà ngưỡng
mộ, truyền rằng muốn xem võ nghệ của Takechi. Đương thời có Katsura Kogorō vốn
người Tosa, giữ chức tổng giám sát trong võ đường Saitō Yagorō cũng được nhiều
người chú mục và gọi ra cho diễn võ.
Thế
còn Izō.
Một
hôm Momoi Shunzō cho gọi Takechi đến bảo rằng
- Thật
không phải với Hampeita nhưng theo ta thấy thì đừng nên cho tên đầy tớ kia học kiếm
thì hơn.
Izō
ngày càng tiến bộ, ngày càng mạnh hơn. Nhưng càng mạnh thì kỹ thuật của hắn
càng lúc càng mất đi phẩm cách. Hắn quan niệm rằng làm sao để thắng là được. Và
kiếm thuật của hắn cũng là thứ tương xứng với lối suy nghĩ đó. Thân pháp của hắn
cực kỳ khó coi, cứ như một con sói đang khát máu chực nhảy xổ vào người ta. Đòn
đánh của hắn cũng không hoa lệ mỹ miều mà mang một vẻ phàm phu khiến người xem
phải buồn nôn. Vì thế mà Momoi không cấp chức nhận cho hắn. Nhưng nếu về thực
chiến thì không thể xem thường Izō. Một đòn đánh của hắn cũng đủ khiến người ta
vọt cả óc ra. Nhưng nếu nói là khuyết điểm thì đây chẳng phải là kiếm thuật có
phẩm cách nên không có sự biến ảo vi diệu như các danh môn chánh phái. Trong kỹ
thuật của hắn không có đường tiến cũng không có đường thối. Chỉ là một nhát kiếm
giải quyết sinh mạng. Nếu nhát đầu tiên không làm gì được đối phương thì cũng
không thể biến hóa ra chiêu thứ hai. Vì vậy mà trong thi đấu hắn luôn chịu thiệt.
Trong trận đấu trọng tài thường xử cho đối thủ của hắn thắng cuộc vì số lần tấn
công nhiều hơn. Mà tiếng thét Kiai của Izō cũng không có chút phẩm cách nào, giống
như tiếng gầm rống của loài dã thú. Cả sư phụ và bạn đồng môn đều chỉ điểm cho
hắn những chỗ dở này. Nhưng
hắn vẫn thường ngạo mạn tự phụ mà bỏ ngoài tai
- Nếu
là đấu nhau bằng kiếm thật thì cho dù chiêu đầu tiên có nhẹ đi nữa thì cũng làm
đối phương không còn sức phản kháng nữa. Vì vậy mà chiêu thứ hai chỉ cần ung
dung cũng có thể chém đứt đôi đối phương.
Chính
vì thái độ phản kháng như vậy mà hình ảnh Izō ngày càng xấu đi trong mắt các bậc
tiền bối ở võ đường. Thứ nhất, đối với họ thì kiếm không phải là thứ dụng cụ
sát nhân, thành ra kiếm pháp của Izō bị coi là tà kiếm.
Năm
Mấy
năm trôi qua, thời thế thay đổi, thận phận con người cũng có nhiều biến chuyển
đáng kể. Năm trước hãy còn là một kiếm khách xoàng nhưng giờ đây Takechi
Hampeita đã trở thành thủ lãnh của Đảng Cần Vương phiên Tosa, đóng tại dinh thự
đại diện của phiên ở Kyōto. Takechi được bầu vào vị trí công sứ tiếp đãi sứ thần
các phiên của Tosa. Trong phiên Tosa thì mọi chuyện chính sự đều do bọn Thượng
sĩ gánh vác và cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra đi nữa thì cũng không gọi đến
bọn Hào sĩ. Vì thuộc hai tầng lớp khác nhau nên bọn Thượng sĩ không muốn để người
ngoài nhúng tay vào. Thế nhưng Takechi là thân Hào sĩ, thuộc tầng lớp khác
nhưng vẫn được bọn Thượng sĩ cử vào tỏ chức chính trị của phiên. Chuyện lạ lùng
này bắt đầu từ một chính biến. Lúc đó Takechi về Tosa ám sát tham chánh độc tài
Yoshida Tōyō rồi thao túng mọi sự trong nội các của phiên. Nhưng Takechi không
đích thân ra tay ám sát mà dẫn theo đám môn đệ Hào sĩ trong một đêm mưa gió xuống
thành chém chết Yoshida. Tình hình trong phiên náo loạn cả lên.
Takechi
trở thành một Thượng sĩ hạ cấp cầm đầu ba trăm Hào sĩ của Tosa, thế lực lớn mạnh
chưa từng thấy trong phiên cũng như ở nơi khác. Mà quyền lực của Mạc phủ cũng
ngày một suy yếu dần kể từ khi xảy ra biến cố Đại lão Ii Kamon no Kami bị ám
sát ngoài cổng thành Sakurada ở Edo. Ở Kyōto thì các chính khách của ba phiên
Satsuma, Chōshū và Tosa thành lập một chính quyền bất hợp pháp, lấy triều đình
làm trung tâm và tranh nhau chức đại biểu của phiên mình, bành trướng thế lực ảnh
hưởng. Lúc bấy giờ họ tập hợp bọn kiếm khách giang hồ khắp nơi trong nước vào
tay mình và sẵn sàng chém chết các phe phản kháng. Đại diện cho quyền lực của Mạc
phủ ở Kyōto là Sở ty đại, cảnh sát cũng sợ họ mà nhắm mắt làm ngơ, không dám điều
tra về những cái chết diễn ra như cơm bữa ở Kinh đô. Tình hình hỗn loạn này kéo
dài từ năm Bunkyū thứ hai đến năm thứ ba, lúc bấy giờ đội cảnh vệ Shinsengumi vẫn
còn chưa ra đời (Bunkyū: niên hiệu kéo dài từ năm 1861~1864).
Lúc
này Izō luôn theo sát Takechi như hình với bóng. Hắn không rời chủ nhân nửa bước,
lúc nào cũng lẳng lặng như một cái bóng. Takechi thường không mấy khi ở trong bản
doanh mà thường đến quán rượu Tantora ở phố Kiya cùng với những người đồng chí
bàn chính sự. Cứ khoàng ba ngày một lần lại lui tới khu phố du nữ ớ Sanbongi hội
họp với công sứ của các phiên khác. Nói là đến uống rượu mua vui nhưng Takechi chỉ
đến vì công việc. Công sứ là chức danh các phiên đặt ra chỉ những người đứng ra
làm trung gian đàm phán, giao thiệp giữa các phiên với nhau. Họ tụ tập ở những
tửu điếm như thế này để trao đổi tình hình chính trị lúc bấy giờ. Phiên Tosa
thì có Takechi Hampeita , phiên Chōshū thì có Katsura Kogorō là những nhân vật
có tiếng đương thời. Bọn võ sĩ giang hồ các nơi, các võ sĩ phiên khác cũng vì mến
mộ danh tiếng Takechi mà tập trung đến nhiều. Trong số đó phải kể đến nhân vật
Tanaka Shinbei người phiên Satsuma được xưng tụng là Hitokiri cùng với Izō. Mỗi
tối Shinbei đều ra vào quán Tantora nơi Takechi bàn kế sách, hai bên thân tình
đến mức kết giao huynh đệ. Kusaka Genzui phiên Chōshū cũng thường lui tới nơi
này. Nói chung những kẻ lui tới tửu điếm Tantora toàn thành phần quá khích của
các phiên theo chính sách Cần vương bấy giờ như Inaba, Aki, Satsuma, Tsushima
mà thôi. Những buổi hội họp như thế này thường là những cuộc tranh luận quá
khích công kích lẫn nhau.
Izō
ngồi ở mộc góc hành lang, mặc nhiên nghe những lời tranh luận bàn tán. Thỉnh
thoảng Takechi lại gọi, “Izō, mang trà” là hắn lập tức đứng dậy xuống dưới nhà.
Hắn chỉ ngồi đó đợi Takechi sai vặt. Quả là buồn chán, hắn nào muốn thế. Hắn
cũng muốn được tham gia nghị luận như Takechi, cũng muốn chứng tỏ mình cũng là
kẻ vì Thiên hạ Quốc gia. Nhưng một kẻ vô học như hắn thì làm sao tham gia, mọi
người nói gì thì hắn nào có hiểu. Nhưng không phải chỉ có mỗi mình Izō, đương
thời có chí sĩ phiên Satsuma được gọi là Hitokiri Hanjirō, sau trở thành dân
thường lấy tên là Kirino Toshiaki cũng là người một chữ bẻ đôi không biết, mọi
người hay nói “Tôn phiên”, “Tệ phiên” nhưng nhân vật chẳng hiểu được ý nghĩa của
những từ này. “Tôn phiên” là từ kính trọng để chỉ phiên của đối phương, còn “Tệ
phiên” dùng để nói về mình. Nhưng Hanjirō không rõ mà tưởng lầm “Tôn phiên” là
“Tổn phiên”, từ khiêm tốn như “Tệ phiên”. Vì vô học không rõ ý nghĩa của lời
nói mà lại sử dụng vô tội vạ nên lắm phen gây bối rối cho chí sĩ các phiên khác.
Nhưng Hanjirō là người vui vẻ lạc quan tột độ, vì yêu thích sự non trẻ đó mà sư
phụ Saigō Takamori thường không la mắng, Hanjroi cũng không hề cảm thấy thua
kém gì, thường bông đùa rằng “Nếu ta có chữ nghĩa thì thiên hạ này đâu còn” và
mọi chuyện chấm dứt.
Nhưng
Takechi không phải là một ông chủ rộng lượng như Saigō. Sư phụ của Izō là một
người hoàn toàn khác.
-
Izō, như thế sai rồi.
Câu
nói cửa miệng của Takechi là thế, cứ nhất nhất vạch vào những chỗ sai của tên đầy
tớ. Cùng là thân phận cha mẹ nhưng điểm khác nhau chí mệnh giữa Saigō và
Takechi trong việc giáo dưỡng kẻ dưới chính là tính khôi hài của mỗi người. Tuy
là người Tosa nhưng Takechi lại luôn nghiêm túc, hiếm khi nhìn sự việc dưới góc
độ bông đùa như những người đồng hương của mình. Izō thường cứng đơ người khi
thấy Takechi liếc mắt nhìn mình. Mỗi khi hắn phát biểu câu gì sai là lập tức
chí sĩ các phiên cười ồ lên, đối với Takechi thì đây là một sự sỉ nhục không thể
chịu đựng được, không những ảnh hưởng đến danh dự bản thân là đại biểu của
phiên mà còn gây phương hại đến uy tín của địa phương mình. Takechi là người
quá mẫn cảm với những chuyện như thế này.
Chính
vì điều này mà Izō thấy khó chịu, sợ hãi.
Nhưng
cũng không thể nói rằng Takechi ghét bỏ tên đầy tớ của mình. Từ lúc còn ở võ đường
Momoi ở Edo cho đến lúc lên Kyōto, đi đâu Takechi cũng đều dẫn Izō theo, đến
các võ đường ở Kyūshū tu học kiếm thuật, sau đó chu du đến các nơi như
Yanagawa, Kurume, Omura, Kumamoto, Bungo,... Đi đến đâu cũng đều xin tỉ thí với
các danh kiếm của địa phương, trong khoảng thời gian này mà tên tuổi Izō nổi như
cồn. Toàn bộ phí tổn đi lại đều do một tay Takechi chi trả. Phải nói rằng chính
Takechi là người có công từ đầu cho đến cuối trong việc tạo dựng kiếm khách
Izō.
Nhưng
kẻ ngu độn đâu thể hiểu nổi người hiền tài.
Chính
vì bị ức chế như thế nên Izō luôn tìm kiếm những cơ hội giải tỏa nỗi uất ức của
hắn. Chẳng hạn như trong hội nghị có người lên tiếng:
- Có
tên nọ bề ngoài thì theo Cần Vương nhưng trong bụng vốn là bề tôi Mạc phủ.
Izō
nghe được lẳng lẳng biến mất. Đương đêm hắn chạy qua các khu phố, tìm đến nhà kẻ
xấu số nọ rồi vung gươm chém chết. Hắn chùi máu rồi trở về hội nghị, thản nhiên
như chẳng hay biết gì. Thế là Izō trở thành tên sát nhân mà trong một thời gian
dài Takechi không hề hay biết gì.
Lần
đầu tiên hắn ra tay giết người là vào tháng tám năm Bunkyū thứ hai ở khu phố
Ōsaka. Lúc bấy giờ hắn còn trú chân tại dãy nhà dài trong doanh trại Ōsaka
Sumida của phiên Tosa. Lúc này Takechi đã ám sát tham chính Yoshida Tōyō rồi.
Những kẻ trực tiếp hạ thủ là Nasu Shingo, Yasuoka Kasuke, Ōishi Danzō sau khi
ám sát lập tức vượt qua dãy núi Shikoku trốn khỏi Tosa, lên kinh ẩn náu trong
dinh thự đại diện của phiên Satsuma.
Còn ở
Tosa thì bọn Thượng sĩ trực thuộc quyền quản lý của Yoshida Tōyō cử ra hai viên
cảnh sát hạ cấp đến Ōsaka điều tra sự việc. Một người là Iwazaki Yatarō, vốn
không theo phe Cần Vương, thấy phái này bắt đầu lũng đoạn chính sự trong phiên
nên cảm thấy nguy hiểm trong công việc, lập tức bỏ mặt đồng liêu ở lại còn mình
thì trở về Tosa. Người còn lại là Inōe Saichirō.
Izō
nghe tin có phái viên từ Tosa đến điều tra thì bắt đầu nghĩ đến chuyện ám sát.
Hắn sợ rằng nếu bọn Nasu, Yasuda và Ōishi, những kẻ hạ thủ Yoshida bị bắt thì
thể nào tên tuổi Takechi đứng đằng sau cũng bại lộ. Nói đến chuyện ám sát thì hắn
đúng là kẻ giảo hoạt. Đầu tiên, hắn tập hợp đồng chí ở doanh trại Sumida lập kế
hoạch, rủ thêm hai viên cảnh sát thuộc phái Cần Vương rồi cho đến thăm nhà trọ
của Inōe Saichirō. Hai viên cảnh sát này vốn là chỗ quen biết cũ với Inōe.
- Đi
làm vài ly !
Hai
người dẫn theo Inōe đến tửu điểm gần cần Shinsai, được một lúc thì bỗng bọn Izō
ngẫu nhiên xuất hiện, nói:
- Ồ
lâu quá không gặp quan bác, hay ta xuống phía nam cùng uống hàn huyên lại chuyện
cũ.
Izō
vốn không ưa Inōe. Cảnh sát ở Tosa chỉ là một chức danh xoàng được chọn ra từ lớp
Hào sĩ, lính trơn nhưng lại nhận mệnh lệnh của Thượng sĩ mà điều tra mọi sai
trái trong giới Hào sĩ. Đối với Izō thì đây là những kẻ phản bội, những tên bán
đứng tầng lớp của mình. Mà Inōe lại là kẻ ngạo mạn. Ngày xưa, khi Izō còn là
tên lính trơn dưới thành ở Tosa thì có lần gặp mặt dưới chân cầu Harimaya nhưng
hắn không chú ý mà quên cả thi lễ. Inōe gọi giật ngược lại, Izō !!
-
Izō, mày xưng là có bệnh rồi trốn phiên canh gác, thực ra hôm đó đã đến võ đường
Takechi ở phố Tabuchi phải không. Liệu hồn.
Izō
rùng mình. Nếu chuyện này được báo cáo lên trên thì nhiều khả năng hắn sẽ bị đuổi
khỏi đội lính trơn. Đầu hắn nóng ran, đến khi hoàn hồn thì đã thấy mình dập đầu
tạ tội một cách thảm thiết. Inōe nở nụ cười khinh miệt rồi bỏ đi mất. Suốt đời
Izō không thể nào quên được nỗi nhục này. Phải nói rằng chính nỗi uất ức về sự
thấp hèn của thân phận này là động lực khiến hắn tìm đến kiếm thuật mà biến
thành một con ác quỷ La sát.
Nhưng
bây giờ khác rồi. Hắn là chí sĩ, một võ sĩ trong thiên hạ mà lắm kẻ biết tên.
Izō cố ý nói to “Nào chúng ta xuống phía nam vừa uống rượu vừa ôm ấp mỹ nữ”.
Inōe thấy sự thay đổi khinh bạc của Izō thì cho rằng tên này xấc láo lắm, nhưng
biết đâu đó sẽ moi được chút tin tức gì nên cùng cả bọn vượt qua cầu Shinsai
theo xuống phía nam. Lúc này Inōe đã ngà ngà say. Cả bọn đến phố Kurō Uemon bù
khú cho đến chặp tối rồi mò ra bờ sông Dōtonbori.
-
Say rồi, ta say rồi.
Izō
loạng choạng, ra vẻ say bí tỉ rồi dựa vào Inōe, tay quàng qua cổ. Rồi hắn xiết
mạnh. Inōe không kêu lên được tiếng nào. Chung quanh có nhiều người qua lại
nhưng chẳng ai chú ý, chẳng có gì bất thường cả. Inōe loạng choạng một chặp thì
tắt thở, toàn thân lạnh ngắt, mềm nhũn trong tay Izō. Chà, đây là thằng Inōe
năm xưa trên cầu Harimaya sao. Đối với Izō, Inōe là một biểu tượng của quyền lực
năm xưa mà nay lại mềm nhũn trong tay hắn. Phải chăng hắn đã hiểu được sự vô
thường của cõi đời ? Không, hắn đang vui mừng khôn xiết. Con người là sinh vật
đáng chán như thế này sao. Kẻ giàu có, kẻ nắm quyền lực khi chết đi chẳng qua
chỉ là một cái xác mà thôi. Bằng việc biến đối phương thành xác chết, hắn cảm
thấy được sự ưu việt của kẻ sống sót là mình. Izō cùng mấy người đồng chí rút
gươm đâm vào bụng Inōe, hắn lấy làm khoái trá ra sức hành hạ tử thi, tha hồ
ngoáy mũi kiếm vào trong xác chết. Nhưng có đâm mấy mà máu vẫn không vọt ra.
Inōe vốn đã tắt thở trong cánh tay hắn lúc nãy rồi.
Rồi
cả bọn đá xác chết xuống sông Dōtonbori để khi bọn cảnh sát phát hiện ra thì
nghĩ rằng đày là một kẻ chết đuối.
Kể từ
đó Izō không thể nào quên được khoái cảm của việc giết người.
Lần
hắn sát hại Tada Tatewaki ở Kyōto cũng thế. Tatewaki vốn người mảnh khảnh, da
trắng như nữ nhân lo những việc lặt vặt trong chùa Kinkaku. Trước đó mấy ngày ở
Tantora, có lần Takechi buộc miệng bảo
-
Hình như mụ tỳ thiếp của Nagano Shuzen vẫn còn sống thì phải.
Izō
nghe được lập tức chạy đi tìm tung tích. Nhưng thật tình hắn nào có biết Nagano
Shuzen là ai. Shuzen vốn là người tâm phúc của Đại lão Ii và là nhân vật ngầm
theo dõi mọi động tĩnh của giới học giả, võ sĩ ở kinh đô chống lại Mạc phủ rồi
báo cáo lại cho Sở ty đại. Lúc sinh thời người này đã tống không ít chí sĩ chống
Mạc vào ngục. Bên cạnh Shuzen còn có tình phụ Murayama Kazue ngấm ngầm trợ lực.
Kazue vốn là con hầu của của Ii, nhưng sau khi Ii lên chức Đại lão thì Kazue được
thưởng cho mưu thần là Shuzen. Mụ tỳ thiếp Takechi nhắc đến chính là Kazue này.
Izō không hề hay biết gì. Hắn cùng những người đồng chí phiên Tosa là Yorioka
Gonkichi, Kobatake Mago Saburō, Kawano Masuya và Chiya Toranosuke ráo riết truy
lùng, cuối cùng tìm được tung tích của Kazue. Đêm ngày mười ba tháng mười một cả
bọn xông vào khu nhà ổ chuột ở Shimabara nơi Kazue đang ẩn náu, lôi cổ kéo đi.
Cả bọn lột truồng Kazue ra rồi lôi qua cầu Sanjō Ōhashi, trói vào bụi tre trên
bờ đê gần đó, dựng cọc bố cáo tội trạng rồi bỏ mặc cho phơi sương gió ở đó.
Tatewaki chính là con trai của nhân vật Kazue này.
Rồi
Izō đến dọa nạt chủ khu nhà trọ Kazue thuê, bắt phải tìm ra tung tích con trai
là Tatewaki. Sau đó ba ngày thì tìm thấy. Hắn cùng hai mươi người đồng chí giải
Tatewaki đi từ Shimabara đến trên cầu Dobukawa hành hình. Tatewaki không đi nỗi,
thế là cả bọn lôi đi xềnh xệch. Đến chiều tối thì cả bọn lên trên cầu. Có ý kiến
cho rằng Tatewaki là thân thích của kẻ đã giết hại nhiều chí sĩ Cần Vương nên
phải chém chết không tha, nhưng lại có kẻ phản đối rằng “Tatewaki vốn không phải
là con của Kazue với Nagano Shuzen mà là với người chồng cũ Tada Genzaemon,
không có quan hệ trực tiếp với Shuzen nên chẳng cần lấy mạng hắn, chỉ phơi sống
như mẹ hắn là được rồi”. Izō lẳng lặng không nói gì, hắn chỉ nôn nóng muốn chém
chết Tatewaki mà tay lăm lăm chuôi kiếm. Hắn muốn lập công. Không, không chỉ có
thế, hắn ghét cay gét đắng bộ phục đính hoa văn Tatewaki mặc, hắn ghét luôn cả
cái thân thể dưới lới lụa đắt tiền ấy.
Izō
toan rút kiếm. Nhưng một chí sĩ Chōshū của hắn đã nhanh tay hơn, chỉ nghe thấy
một tiếng vút mạnh rồi một tiếng la thất thanh xé cổ họng của Tatewaki. Lưỡi kiếm
của người Chōshū kia vừa chạm vào xương cổ Tatewaki đã oằn lại, da thịt văng cả
ra khiến gã thư sinh kia la thất thanh.
-
Chém đầu phải chém như thế này !
Izō
nói rồi bước tới một bước, đánh xoẹt một cái. Tiếng thét Tatewaki bỗng im bặt,
cái đầu lìa khỏi cổ văng lên không rồi rơi xuống sông Dobukawa. Nước sông nhuốm
một màu đỏ lòm.
Cả bọn
như nín thở, Izō chùi lưỡi gươm nhuốm máu bằng tấm áo gấm của Tatewaki. Từ vết
cắt trên cổ, máu tuôn ra như suối. Izō cầm lồng đèn tiến đến gần xác chết, tay
sờ vào vết cắt thì quả nhiên, quanh miệng lỗ trên thân hình mất đầu kia nhẵn nhụi
trơn tru như được gọt dũa bằng tay cẩn thận. Hắn lấy làm thỏa mãn lắm rồi xuống
sông rửa tay. Người đồng chí của hắn soi đèn lồng vào chỉ thấy khuôn mặt lạnh
lùng bình thản của hắn như một bác sĩ ngoại khoa sau cuộc giải phẫu.
Sau
chuyện này, Izō luôn có mặt ở hiện trường những vụ “Thiên tru” (Tenchū) nổi tiếng.
“Thiên tru” có nghĩa là thay trời mà ra hình phạt, từ này xuất hiện vào khoảng
thời gian này từ những thành phần bất mãn với chính sách của Đại lão Ii
Naosuke. Những thành phần này mang tư tưởng phản lại Mạc phủ rồi sau đó hình
thành thế lực lớn mạnh chủ trương đánh đổ Mạc phủ, ám sát những nhân vật quan
trọng của bộ máy này. Mỗi khi ám sát người của Mạc phủ, kẻ ám sát thường để lại
từ “Thiên tru” này.
Trong
thời gian này Takechi cũng lần lượt chỉ huy các chí sĩ dưới tay mình thực hiện
nhiều vụ “Thiên tru”, nhưng đối với chuyện giết người của Izō thì lại tỏ ra khó
chịu.
Đối
với Takechi thì chuyện ám sát bắt nguồn từ luận lý chính trị và chính nghĩa, từ
lý tưởng muốn đánh đổ Mạc phủ để cứu nguy cho quốc gia thiên hạ. Còn những cuộc
chém giết của Izō chỉ là như chuyện đồ tể sát sanh mà thôi. Takechi lấy làm khó
chịu vì có một kẻ ám sát ngu muội dưới trướng mình, vì hắn mà chuyện ám sát thần
thánh của mình và các chí sĩ bị ô uế. Nhưng đối với Izō thì giết người lại là
chuyện thần thánh. Bản thân hắn chẳng thể nào nói lên được cái chính nghĩa và
lý luận của mình nên mới mượn chuyện ám sát để cái chính nghĩa đó được thừa nhận.
Thế mà nó bị Takechi chà đạp thì quả là không còn chỗ đứng đối với một chí sĩ
như hắn.
Có lần Takechi nghiêm mặt hỏi gặn Izō
- Tại
sao ngươi giết người ?
- Vì
Thiên tru.
Izō
cố bám víu. Nhưng khuôn mặt của Takechi bỗng trở nên lạnh lùng.
- Đó
là từ ngữ của chúng ta, ngươi nói được sao.
Izō
nín thinh. Sao, từ ngữ mà cũng có giai cấp à ? Một tên lính trơn như hắn thì
không được quyền nói từ Thiên tru sao? Con chó Izō nhìn ông chủ, ánh mắt chứa
đầy vẻ ấm ức hận thù.
-
Ánh mắt đó là như thế nào !
Đối
với Takechi thì đó quả là thái độ bất ngờ. Tại sao con chó lại có ánh mắt đó ?
Takechi định làm một ông chủ tốt, dạy cho con chó điều hay lẽ phải, cho nó học
vấn, lý luận Cần Vương chính thống nhưng chưa từng dạy cho bất cứ môn hạ nào
thái độ như vậy, ánh mắt như vậy. Nhưng Takechi lại xem hắn như một tên lính
trơn hèn kém mà không thèm để mắt, hay là một tên đầy tớ, một con chó, một tên
gia đinh của tổ tiên năm xưa, mà tệ hơn cả là đối xử với hắn như một kẻ ngu độn.
-
Tiên sinh....
Izō
cúi đầu, hàng lệ rơi xuống chân. Hắn đã hối hận ư, Takechi thầm nghĩ. Nhưng thực
ra những giọt lệ đó bắt nguồn từ một tuyến lệ khác, tuyến lệ này nối với sự oán
hận. Đó là lần đầu tiên hắn oán hận Takechi, đệ nhất anh kiệt ở kinh đô vẫn được
thiên hạ truyền tụng là Mặc Long ở Nam Hải.
-
Tiên sinh nuốt lời, chẳng phải luôn nói rằng các chí sĩ Cần Vương bên cạnh Thiên
tử đều bình đẳng như nhau cả sao. Ta bây giờ đâu còn là thằng lính trơn Izō như
ngày xưa nữa. Hãy hỏi võ sĩ các phiên xem, cái tên Okada Izō này chẳng phải là
nổi như cồn khắp nơi sao.
Izō
muốn thét lên.
Thực
là bất hạnh, hắn chẳng thể nào hiểu được rằng không phải Takechi miệt thị hắn
là vì xuất thân hèn kém của mình. Sự thật là có nhân vật Tanaka Shinbei cũng xuất
thân từ lính trơn ở Satsuma nhưng Takechi không hề xét nét mà vẫn kết giao
huynh đệ. Trong khi đó thì đối với Izō, Takechi lại luôn tỏ thái độ khinh miệt
vì tầng lớp hạ đẳng của mình.
Một
hôm xảy ra sự kiện sát hại bốn người phụ tá cảnh sát (Yoriki) ở Kyōto là
Ogawara Juzō, Mori Magoroku, Ueda Sukenojō và Watanabe Kinsaburō. Takechi không
trực tiếp hạ thủ mà chỉ huy những người đồng chí tiến hành vụ Thiên tru này. Bốn
người này đều là gia thần của Mạc phủ hoạt động rất mạnh trong vụ bắt bớ các
chí sĩ Tôn Hoàng năm Ansei thứ năm do Đại lão Ii Naosuke lãnh đạo. Nhất là
Watanabe Kinsaburō, người đã tiến hành bắt bớ, tra khảo rất gay gắt, đến cả dân
chúng trong thành cũng phải kinh sợ mà ta thán thay. Vì vậy mà Takechi lập kế
hoạch ám sát để báo thù cho những người đồng chí đã chết trong ngục. Về phía Mạc
phủ có lẽ cũng biết được điều này mà cho gọi bốn người đến Edo, lấy cớ là ban
cho quan tước phục vụ Mạc phủ. Phía Takechi có chí sĩ Fukuha Bungorō người
phiên Tsuwano vốn là trinh sát ở Tantora, dò la được tin này vội mật báo cho
Takechi. Nhận được cấp báo, Takechi vội họp mặt chí sĩ cả ba phiên phía nam lại
bàn bạc. Ý kiến cho rằng một mình Tosa thì không làm gì được nên cần phải phối
hợp lực lượng cả ba phiên phương nam lại. Rồi có Takazaki Satarō người phiên
Satsuma đứng ra làm trung gian kết nối lực lượng của Tosa và Chōshū lại để đối
phó với Mạc phủ. Satsuma cử ra hai người, Chōshū mười người, Tosa mười hai người,
tổng cộng là hai mươi bốn người đứng ra thành lập “đội trảm gian”. Đây là tập
đoàn thích khách lớn chưa từng có trước đó. Sau này có thêm Nakajima Eikichi là
chí sĩ phiên Sugahachi tham gia, thành hai mươi lăm người. Nhưng trong đội trảm
gian không có mặt Izō. Nói đúng hơn là hắn bị những người đồng chí của mình làm
ngơ.
Izō
biết được kế hoạch ám sát của những người đồng chí vội đến hỏi Takechi rằng tại
sao tên mình không có trong danh sách thì Takechi chỉ khảy tay rằng “Làm gì có
kế hoạch ám sát nào” rồi chẳng nói gì thêm.
Nhưng
trước đó Takechi đã cho điều tra kỹ càng tình hình các khu lữ điếm trên con đường
Tōkaidō (một trong năm con đường giao thông chính của nước Nhật được Mạc phủ
Tokugawa xây dựng, con đường này chạy dọc theo Thái Bình Dương từ Edo đến
Kyōto), nắm bắt chính xác nhật trình của bốn viên cảnh sát nọ. Bốn người rời khỏi
kinh đô xuất phát vào rạng sáng ngày hai mươi ba tháng chín rồi sẽ đến trọ ở
khu Ishibe phiên ōmi trong ngày hôm ấy. Takechi còn cho điều tra rõ ràng từng
nhà trọ bốn người ở nữa. Watanabe trọ ở quán Tachibanaya, Mori ở Saegiya,
Ogawara ở Yorozuya còn Ueda trọ ở quán Kadoya.
Takechi
cho gọi nhóm thích khách đại biểu của các phiên đến tửu điếm Yoshidaya lại dặn
dò mọi việc, theo như tin mật báo từ Ishibe thì hôm đó sẽ có hai nhóm nhân mã của
Daimyō Kuze Yamato no Kami và Matsudaira Shikibu Shōnyu từ Edo đến nên tình khu
nhà trọ sẽ rất hỗn tạp, dĩ nhiên là việc canh phòng cũng nghiêm mật nên phải hết
sức thận trọng.
Đến
ngày hai mươi ba, vừa hay tin bốn viên cảnh sát rời Kyōto thì Takechi liền lệnh
cho nhóm thích khác đuổi theo ngay. Khi được người đồng chí cùng phiên Tosa cho
hay thì Izō vội nai nịt mang gươm khởi hành ngay. Nhưng lúc này mặt trời đã lên
cao, cũng đã hai giờ trôi qua kể từ khi nhóm thích khách xuất phát. Từ Kyōto đến
Ishibe hơn chín dặm (một dặm khoảng 4km). Nếu đi bộ thì hẳn là đến đêm mới tới.
Nghĩ vậy Izō chạy như bay ra khỏi khu phố Kawahara (khu phố bên bờ sông
Kamogawa ở Kyōto), vượt qua cầu Sanjō Ōhashi (cây cầu bắc qua sông Kamogawa, là
điểm cuối cùng trên con đường Tōkaidō cũ), lao ra cửa Awata (một trong bảy cửa
trọng yếu của Kyōto ngày xưa), hắn chạy lên đồi xuống đồi, băng qua núi Ōsaka
yama như kẻ phát cuồng dưới rừng lá phong, đến trà điếm ở Ozu (khu tây nam tỉnh
Shiga hiện nay) mua cái bánh rồi tiếp tục vừa chạy vừa ăn. Bên hông Izō là
thanh trực kiếm Tadayoshi dài hai thước sáu thốn (một thước bằng mười thốn, khoảng
0,3m) do thợ ở Hizen rèn. Bao kiếm đỏ, cán kiếm quấn chỉ xanh, đốc kiếm thép mỏng
theo đúng kiểu vùng Tosa. Izō vẫn khoe rằng mình nhận thanh kiếm này từ
Sakamoto Ryōma nhưng thực ra khi Ryōma trốn khỏi Tosa chỉ mang theo thanh kiếm
Mutsu no Kami Yoshiyuki từ nhà chị mà thôi nên hẳn là Izō đã cướp nó từ một nạn
nhân của hắn rồi thay đổi hình dạng chút ít.
Khi
đến Kusatsu (khu phía nam tỉnh Shiga ngày nay) thì mặt trời đã đứng bóng.
- Đến
Ishiba còn khoảng bao lâu ?
- Chừng
hơn ba dặm.
Bọn
phu vác kiệu ở lữ điếm đáp. Bỗng Izō nhìn thấy một người ra dáng là Hatamoto từ
Edo đến dẫn theo chừng mười tên tả hữu ở rặng mơ bên đường.
- Ta
chém chết, ta chém chết, ta chém chết !!
Izō
thét rồi phóng ra như bay. Đối phương hoảng sợ mà dạt cả ra hai bên tả hữu. Một
đằng là thân phận cao quý ngàn hộc, một đằng chỉ là một tên lính trơn của một
phiên quê mùa tận phương nam nhưng hẳn là vị Hatamoto kia đã hoảng hồn vì vẻ mặt
đằng đằng sát khí của Izō. Hắn chẳng e ngại gì, mà trên đời này thì ngoài
Takechi ra thì hắn còn sợ gì nữa. Nếu chém chết thì vị Hatamoto kia cũng chỉ là
một cái xác thối mà thôi. Lúc này Izō đã đạt đến cái xã hội quan như vậy. Nếu
Izō không phải là cuồng tử thì cũng là quái thai được sinh ra trong thời đại
này.
Trong
lúc đó thì nhóm thích khách của ba phiên đã tề tựu tại một nông gia trước khu lữ
điếm Ishibe, đợi trời tối thì nhất tề xông vào tập kích. Vì phải đánh vào cả bốn
căn nhà trọ đồng thời nên cả bọn chia làm bốn nhóm, từng người từng người bịt mặt
đội khăn, trên trán quấn vải trắng làm hiệu. Thành ra không còn ai nhận ra ai nữa.
Mặt
trời vừa lặn cả bọn lập tức xông vào khu lữ điếm.
Lúc
bấy giờ Izō hãy còn đương chạy ngoài đường Iga, qua mấy con núi. Đường càng lúc
càng hẹp, hắn thở dốc từng hơi như đứt đoạn. Nhìn thấy ánh lửa của khu Ishibe,
hắn mừng húm.
Phía
gần cổng khu Ishibe là nhà trọ Tachibanaya. Có kiếm gươm giáo va nhau. Hắn lồng
lộn xông vào, phi thẳng lên tầng trên, nhảy một bước hai bậc thang ra ngoài
hành lang của tầng hai. Cửa lùa đổ ngả nghiêng. Mấy người đồng chí của hắn đang
đọ kiếm với Watanabe Kinsaburō và ba tên tả hữu. Izō xông vào nhưng vì hắn
không ăn mặc như quy ước nên trong số thích khách có kẻ lầm tưởng hắn là địch
nên tuốt gươm xông vào. Izō hoảng hốt chận ngang cán kiếm thủ miếng, thét lớn
- Nhầm
rồi, ta là Okada Izō người Tosa !
Trong
số thích khách có nhiều kẻ biết tiếng hắn nên chỉ trong phút chốc cả bọn hiểu
ra, nhưng kẻ mang thân đi ám sát mà lại xưng danh như thế kia, lại còn lôi cả
tên phiên ra nữa thì còn gì ngu xuẩn bằng. Chẳng phải vì muốn giữ bí mật mà cả
bọn phải bịt mặt lẳng lặng mà chiến đấu sao. Khi Izō xưng danh thì cả chủ nhà
trọ lẫn bọn con hầu đều đã nghe thấy hết cả. Thực chẳng ra làm sao.
Watanabe
là kẻ dữ tợn, kiếm thuật cũng không vừa nên đẩy lùi cả bọn thích khách. Izō
ngưa mắt bảo, tránh ra, rồi đẩy bọn đồng chí sang một bên và dở món nghề loạn đả
ở nơi chật hẹp mà mình tự công phu được thời niên thiếu. Hắn xông lên húc thẳng
vào người Watanabe rồi lập tức ngã lăn ra đất, vừa ngã ra vừa tuốt kiếm, trong
sát na đã chém thân hình Watanabe đứt làm đôi. Máu phun có vòi.
Lúc
bấy giờ thì bọn Mori, Ogawahara cũng lần lượt bị hạ tại nhà trọ của mình. Chỉ
có mình Ueda Sukenojō đêm đó không ở nhà trọ của mình mà đến Saegiya bàn chuyện
với Mori thì bị chém một đao ngã quay ra. Nhưng bọn thích khách tưởng là tên
gia lại của Mori nên không lấy mạng mà vội bỏ đi. Mấy giờ sau thì Ueda tắt thở.
Nhóm
thích khách rút lui ngay đêm đó, mang đầu của ba cảnh sát Watanabe, Mori và
Ogawahara chạy như bay về phơi trên đài tử hình ở cửa Awata.
Izō
trở về dinh thự Tosa ở kinh đô. Chẳng bao lâu đã hết năm, đến mùa xuân năm
Bunkyū thứ ba. Lúc này Izō đuợc phép đến diện kiến Takechi ở quán Tantora. Chẳng
hiều vì sao mà trước đó Takechi luôn tỏ ra xa lánh mà không cho gặp mặt.
-
Izō, ngươi đã tham gia vào vụ ở Ishibe phải không ?
Takechi
nói, vẻ khó chịu.
-
Thiên hạ đang bàn tán về vụ Ishibe, hình như là có Okada Izō người phiên Tosa
tham gia vào nữa. Khi thi hành Thiên tru thì cho dù có phải cắt lưỡi cũng không
được khai tên chủ nhân ra. Thế mà ngươi đã dõng dạc lôi cả tên phiên ra, cái đầu
của ngươi nghĩ gì vậy ? Ngươi có xứng đáng là chí sĩ phiên Tosa hay không ? Như
vậy thì có thể gánh trọng trách quốc gia đại sự được chăng ? Có còn là chí sĩ hết
lòng vì sự nghiệp Cần Vương chăng ?
-
.......
Izō
ngây người, nín lặng.
Đó
chẳng phải là chuyện không ngờ đến hay sao. Lúc đó chẳng phải là người đồng chí
của hắn xông vào trước khiến hắn phải xưng danh tự vệ hay sao. Izō biện bạch.
Nhưng vốn là người không giỏi mồm mép nên hắn vừa trần tình vừa toát mồ hôi như
tắm.
-
Nhưng lúc đầu tại sao tiên sinh không cho tôi hay ? Tại sao tiên sinh chỉ xem
mình Izō như người thừa ? Izō không phục !
-
Ngươi ăn nói với ta vậy sao ?
Rốt
cuộc, Takechi cũng chẳng hiểu được tại sao mình lại nặng lời đối với Izō như thế.
Takechi chưa từng buông lời trách mắng với kẻ khác bao giờ.
- Lý
do rất rõ ràng. Ta không thể tiết lộ chuyện cơ mật cho ngươi hay được.
- Tại
sao ?
- Việc
đó ngươi hãy tự vắt tay lên trán mà suy nghĩ xem.
Izō
chẳng thể nào hiểu nỗi là chuyện gì. Sau này đem hỏi người đồng chí Hirose
Kenta thì mới hay rằng
- Vì
tiên sinh đã biết chuyện của cậu ở khu phố chùa.
Izō
nghe nói ngẫng mặt bần thần. Chẳng là trước đó không lâu hắn có gặp Sakamoto
Ryōma. Ryōma đã trốn khỏi phiên Tosa và mọi chuyện xảy ra từ đó.
Ryōma
cũng là một chí sĩ Tosa được nhiều người ngưỡng mộ như Takechi, vốn là bằng hữu
với nhau, thời cả hai cùng tu học kiếm thuật ở Edo cũng có qua lại. Sau này khi
trở về Tosa thì Ryōma cũng tham gia vào đảng Cần Vương nhưng chẳng bao lâu sau
thì trốn khỏi phiên rồi đến Settsu mở trường hải quân. Trường dạy cho bọn võ sĩ
giang hồ và bọn võ sĩ cấp thấp các phiên, tập hợp cũng được ba trăm người, ngày
ngày luyện tập thao tác chiến hạm, thương thuyền. Ryōma đã nhìn thấy nhiều điều
khác biệt giữa mình và Takechi, đường đi của hai người không giống nhau. Ryōma
không phải là người theo luận thuyết đánh đuổi người Tây cứng nhắc như Takechi
mà đi theo con đường khai quốc, tức là thông qua mậu dịch, củng cố giao thông
đường thủy, tăng cường sức mạnh hải quân, làm đất nước giàu mạnh mà đối phó với
sự xâm lược của ngoại bang cũng như xóa bỏ những điều thua thiệt so với họ.
Nhưng cả hai đều thống nhất với nhau ở điểm đánh đổ Mạc phủ, củng cố lại quyền
lực Thiên Hoàng ở Kyōto. Nhưng Ryōma vẫn thường cười nhạo bọn chí sĩ ở Kyōto
- Chỉ
bằng luận thuyết vớ vẩn và vài vụ Thiên tru mà thành đại sự được sao.
Ryōma
cũng không nói với ai về chuyện này. Sau này sẽ thành lập một đội thương thuyền
kiểm soát mậu dịch trong eo biển Seto, có lẽ là muốn tạo thành một thế lực lớn
trên biển để đối phó với Mạc phủ, chờ đến thời cơ thì nổ súng.
Nhưng
Ryōma chỉ là một lãng sĩ biệt xứ, thân không một xu dính túi. Ngẫu nhiên Ryōma
gặp được Kaishū Katsu Rintarō là viên đô đốc quản lý quân hạm của Mạc phủ, nhờ
vào thế lực của Katsu mà vận động Mạc các xin cho mượn thuyền luyện tập. Còn tiền
thành lập trường thì đến vận động Daimyō phiên Fukui ở Echizen là Matsudaira
Shungaku.
-
Trong tương lai nó sẽ giống như các công ty cổ phần của nước Mỹ tập hợp cổ phần
từ các Daimyō khắp nơi. Nếu quý phiên chịu làm người góp vốn đầu tiên thì khoản
lợi từ mậu dịch đối với quý phiên không thể nào đo đếm được.
Mà
chúa Shungaku cũng nghe theo, xuất ra một ngàn lượng cho vay.
Còn
đối với Takechi thì con đường đi hoàn toàn khác hắn.
Có
nhân vật Katsu Kaishū là một trọng thần kiệt xuất của Mạc phủ nhưng lại theo
phái khai quốc luận, vì vậy mà bọn lãng sĩ phong trào bài Tây ở Kyōto rắp tâm
ám sát. Biết được điều này, Ryōma đến nhờ Izō làm vệ sĩ cho Katsu Kaishū. Dĩ
nhiên là có thù lao hẳn hoi. Izō mừng rỡ nhận lời. Nhưng không phải vì tiền. Mà
đó là một thứ mà hắn có thể nói rõ ràng rằng : vì chính nghĩa. Vì sao ? Vì chẳng
phải Sakamoto Ryōma là người được đồ chúng trong phiên Tosa sùng kính chắng kém
gì Takechi hay sao. Về lý thì chắc là không có gì sai lầm.
Izō
thường không tự làm chủ suy nghĩ của mình, hắn thường giao phó nó cho Takechi,
phó thác cho Ryōma. Vì cả hai đều là vĩ nhân trong mắt hắn. Ryōma và Takechi đều
trạc tuổi nhau, nhưng đối với Ryōma thì Izō mang lòng kính ái, còn đối với
Takechi thì hắn chỉ cảm thấy sợ hãi. Nhưng lần này Ryōma nhờ hắn làm vệ sĩ cho
một gia thần của Mạc phủ. Chuyện không đơn giản, về điểm này thì Izō chỉ cảm thấy
là không thể nói được với Takechi nên đã im lặng trong thời gian dài.
Rồi
biến sự xảy ra. Khi Katsu Kaishū đến Kyōto thì Izō theo hộ tống đến nhà trọ như
đã hứa với Ryōma, đêm đó Katsu có việc phải ra ngoài Izō cũng theo sát. Đến khu
xóm chùa gần bờ sông Horikawa thì có mấy người từ trong bóng tối tuốt gươm nhảy
ra
-
Gian tặc, chịu chết đi !
Thét
rồi nhảy xổ vào chém Katsu. Izō đứng bên cạnh lẳng lặng bước tới, rút gươm
-
Ngươi có biết Okada Izō phiên Tosa không ?
Nói
rồi chém đứt đôi kẻ xông vào đầu tiên. Rồi Izō thét lớn, mấy người còn lại hoảng
sợ ngả ra đất rồi lẩn vào trong bóng tối chuồn mất. Nhưng Katsu tỏ vẻ không hài
lòng đối với Izō. Tuy được cứu thoát trong gang tấc nhưng từ đó Katsu có cái
nhìn khác hẳn. Đi được một lát sau mới cất giọng bảo
-
Này Izō, dường như cậu quen với việc giết chóc, nhưng nên bỏ đi.
Izō
vô cùng ngạc nhiên. Không hiểu sao những người mà hắn xem là chủ nuôi lại luôn
đối xử với con chó bằng thái độ như thế này. Hắn tỏ vẻ bất mãn lắm.
-
Tiên sinh, nếu như lúc nãy vãn bối không ra tay thì liệu tiên sinh có còn đứng
đây giờ này hay không ?
Ừ
thì đúng là như thế thật. Thành ra lúc đó chẳng nói được gì, sau này Katsu kể lại.
Vì vậy
mà đối với Takechi, Izō là một kẻ không có chủ nghĩa mà cũng chẳng có tiết tháo
gì. Hôm qua còn theo phe Cần Vương, bài Tây chém người thì hôm nay đã trở thành
tay sai cho phe khai quốc luận. Thật chẳng khác gì gã cuồng. Bây giờ Takechi lại
cảm thấy sai lầm khi đã dạy kiếm cho Izō. Bây giờ chẳng có cách nào giảng cho
cái đầu đen tối kia hiểu được thế nào là lý tưởng, thế nào là tiết tháo. Nhưng
hắn là có một điều mà hắn hiểu được, điều Takechi muốn quở trách.
- Ta
nghe nói nhà ngươi chạy theo con hầu trong trà điếm, đúng không. Ngươi lại thường
xuyên lui tới chốn này mà phung phí tiền bạc vì hạng người như vậy ư. Các khoản
chi tiêu thế nào nói rõ ta nghe.
- Thế
chẳng phải tiên sinh cũng thường xuyên ra vào trà điếm hay sao.
- Ta
được phép.
- Thế
thì tôi....
Thế
thì một tên lính trơn như tôi không được phép lui tới những chỗ này hay sao ?
Izō cảm thấy hận Takechi đến xương tủy. Hắn muốn làm một nhát cho chết ngay.
Takechi cũng cảm thấy được sát khí và sự oán hận của hắn.
-
Izō, thái độ gì thế kia.
Takechi
dịu giọng nói, nhưng trên mặt đã lộ vẻ chán ghét.
Takechi
vốn là người không ưa tửu sắc. Suốt đời ngoài phu nhân Tomiko ra thì chẳng biết
đến nữ nhân nào khác, rượu cũng không mấy khi đụng đến mà lại đặc biệt ghét những
chốn tửu điểm, trà điếm có con hầu phục vụ. Nhưng vì công vụ, với tư cách là
công sứ tiếp đãi sứ thần các phiên nên buộc lòng phải ra vào những chốn này chứ
thực lòng chẳng ham thích gì, đối với một võ sĩ chân chính thì đây chẳng phải
là chốn bước chân tới. Nhưng việc Izō phung phí tiền bạc vào tửu sắc một phần
cũng có thể nói là do Takechi. Đó là vào một đêm mưa tầm tã vào tháng tám năm
ngoái, Izō nhận mệnh lệnh của Takechi ám sát võ sĩ giang hồ Honma Seiichirō ở
phố Ponto (khu phía tây ngạn sông Kamogawa ở Kyōto) . Izō cùng nhóm thích khách
bảy người, trong đó có cả Tanaka Shinbei xứ Satsuma. Đường phố chật hẹp nên khó
vung đao, hễ chém xuống thì vướng mái hiên, phạt ngang thì đụng phải vách tường
hai bên nhà dân, vướng víu vô cùng. Lúc bấy giờ Izō tay trái thủ trường kiếm tiến
tới, gạt ngang đòn chém của Honma rồi tay phải rút đoản kiếm bên hông đâm thẳng
vào bụng đối phương. Rồi cả bọn lôi Honma ra chém đầu trước quán rượu ở khu phố
gỗ. Mọi công lao đều thuộc về Izō cả. Trong nhật ký những ngày ở kinh đô của
mình, Takechi chỉ viết hai dòng về chuyện này. “Tanaka Shinbei đến. Nói chuyện
đến canh tư rồi về. Cùng đêm đó có chuyện xảy ra”. Có chuyện xảy ra tức là vụ
ám sát Honma này.
Honma
Seichirō người xứ Echigo, vốn là một chí sĩ ở Kyōto nhưng bị tình nghi là bề
ngoài theo Cần Vương, trong bụng lại phò tá Mạc phủ. Takechi sau khi giết chết
Honma mới hiểu ra rằng mình đã nhầm nên lấy làm ân hận lắm. Sau vụ này Takechi
dốc hết công quỹ của phiên ra phân phát cho bọn bọn thích khách. Bằng số tiền
đó mà Izō biết đến tửu sắc. Tức là Takechi đã dạy cho hắn. Có thể nói rằng
Takechi đã dạy cho Izō hai điều mãnh liệt nhất cuộc đời hắn, đó là kiếm thuật
và tửu sắc. Với tính cách như vậy thì Izō sa ngã vào vòng xoáy này cũng là điều
tự nhiên. Rồi để có tiền, hắn thường xuyên ra vào dinh thự Satsuma và Chōshū ở
kinh đô, hễ có ai sai đi ám sát là hắn nhận lời ngay. Thế là “Thiên tru” trở
thành cái nghề sinh sống của Izō.
Izō
ngụp lặn trong tửu sắc và những vụ ám sát mà hình dung ngày càng ghê gớm khó
coi hơn. Đó là điều mà Takechi muốn nhắc nhở hắn.
-
Như thế ngươi xứng đáng là chí sĩ Cần Vương sao ? Ngươi giết người cũng chỉ vì
tửu sắc sao ?
Nhưng
Izō cũng chẳng nghĩ được rằng chuyện giết người vì tửu sắc của hắn có khác gì với
chuyện giết người vì lý tưởng, vì chủ nghĩa của Takechi đâu. Hắn chỉ quả quyết
rằng mình giết người không phải vì tửu sắc. Hắn tin là vậy. Hắn nhận những vụ
Thiên tru từ các chí sĩ Satsuma và Chōshū, mà họ lại là đồng minh với đảng Cần
Vương nên như vậy về lý luận hay chính nghĩa thì có gì sai.
-
Izō, người nuôi dạy ngươi chính là ta. Ngươi chỉ cần tuân theo mệnh lệnh của
mình ta thôi.
Takechi
cũng không thể nói được như vậy, nhưng cứ một mực xem hắn là con chó của mình.
Nhưng chẳng biết tự bao giờ mà hắn đã trở thành con chó của nhiều người. Từ lúc
nào Takechi chẳng hay, con chó Izō đã trở thành chó hoang.
Nhưng
tự thân Izō không nghĩ rằng hắn là chó hoang. Hắn chỉ muốn thoát khỏi vòng xiềng
xích của ông chủ Takechi để trở thành một chí sĩ vang danh với đời, để có thể tự
do giao thiệp với anh hùng hào kiệt khắp nơi mà thôi. Ta giờ đây chẳng còn là
tên đầy tớ của Takechi như ngày nào nữa.
Izō
lẳng lặng bỏ đi trước mặt Takechi, không một cái cúi chào.
Sáu
Rồi
có cấp biến xảy ra với Takechi. Số là phiên chủ xứ Tosa, Yōdō vốn ẩn cư ở Edo từ
lâu bỗng trở về nắm quyền hành trong phiên và bắt đầu cho thực thi nhiều chính
sách phản động gay gắt. Yōdō là người hoàn toàn đối lập với những cải cách
trong phiên do Takechi đề ra từ sau vụ ám sát Yoshida Tōyō và quyết định lôi những
kẻ chủ mưu trong vụ ám sát này ra ánh sáng, khôi phục lại chính quyền như dưới
thời tham chính Yoshida. Yōdō rất ghét chức danh công sứ tiếp đãi sứ thần các
phiên của Takechi, nhận thấy bọn này vin vào lý luận chính trị của phiên mà tự
ý làm điều xằng bậy, kết giao với thành phần quá khích của Satsuma và Chōshū
hòng gây rối trật tự xã hội vốn đã tồn tại trăm năm nay nên không những bãi bỏ
chức danh này mà còn cấm tuyệt gia thần giao du với các phiên khác, đối với bọn
Takechi thì cho gọi hết cả về Tosa. Đầu tiên là bắt Hirai Shūjirō, Mazaki
Tetsuma là hai người cùng với Takechi kết thành đảng Cần Vương ở Kyōto, thực hiện
các vụ ám sát mổ bụng ngay tại chỗ. Sau đó là chính sách đàn áp đảng Cần Vương
vô cùng thảm khốc, kéo dài khoảng hai năm. Bọn Izō cũng bị triệu về phiên nhưng
hắn cùng các đồng chí cự tuyệt quyết liệt rồi bỏ trốn, trở thành võ sĩ giang hồ.
Rồi
sau đó xảy ra nhiều chính biến ở Kyōto như vụ phiên Aizu đem quân đến đồn trú,
nhóm cảnh vệ Shinsengumi ra đời và phiên Chōshū rút chân ra khỏi chính giới ở
kinh đô nên lại dấy lên phong trào phò tá Mạc phủ. Nhóm cảnh vệ Shinsengumi do
Kondō Isami cầm đầu mang danh là giữ gìn trật tự kinh đô nên ngang nhiên đi lại
khắp nơi, hễ nghi ngờ ai là lãng sĩ quá khích là chém chết ngay tại chỗ.
Thời
thế biến chuyển đến chẳng ngờ, chỉ trong vòng một năm mà thời đại hưng thịnh của
phe phò tá Mạc phủ đã đến.
Izō
lúc này lưu lạc ở Kyōto. Hắn chẳng còn theo ông chủ Takechi nữa, chẳng bao lâu
sau thì nghe tin Takechi bị tống vào ngục. Những ông chủ khác như chí sĩ
Chōshū, Satsuma, những người đã nuôi sống và thỏa mãn hắn qua những vụ Thiên
tru giờ đây cũng không còn ở đất này nữa. Lại nghe thích khách Tanaka Shinbei của
Satsuma cũng vì bị tình nghi mà mổ bụng, bây giờ phe phò tá Mạc phủ đã liên
minh với phiên Aizu phía bắc nên chẳng còn đất nào cho những vụ Thiên tru nữa.
Vì vậy mà từ năm Bunkyū thứ hai đến năm thứ ba, Izō đã sống một cuộc đời ảm đạm,
không còn ám sát nữa cũng có nghĩa là chẳng còn bạc để tiêu. Mà lúc này hắn lại
tỏ ra sợ đụng độ với nhóm cảnh vệ Shinsengumi nên lẩn trốn trong khu ổ chuột ở
kinh đô. Cũng thật lạ lùng rằng Izō bây giờ không còn rút nổi kiếm mà tung
hoành như ngày xưa nữa. Trước giờ sở dĩ hắn có thể chém người không nhợn tay là
vì phía sau đã có cái “chính nghĩa” làm động lực, đó là Thiên tru, là Cần
Vương. Nhưng giờ đây cái “chính nghĩa” đã hoàn toàn biến mất khỏi người Izō, hắn
trở thành một thằng Izō tầm thường không hơn không kém.
Bây
giờ Izō lẩn trốn cho qua ngày đoạn tháng ở khu chuồng ngựa, sinh hoạt bần cùng
đến hết mức, đến ngay cả trang phục cũng đem bán nốt. Hắn cũng bán thanh bảo kiếm
Tadayoshi mà thay bằng một thanh kiếm rẻ tiền giá hai lượng. Đến ngay người đàn
bà cùng hắn chung sống năm trước cũng bỏ hắn mà đi. “Bây giờ đã khác rồi”, đêm
trước khi bỏ đi, thị đã ném vào mặt hắn lạnh lùng. Thời còn “chính nghĩa” hậu
thuẫn, hình ảnh Izō luôn được bọc trong hào quang đầy mị lực, còn bây giờ hắn
đã khác xưa rồi. Hình như thị muốn nói như vậy. Izō đợi thị mấy ngày, mãi không
thấy về mới biết rằng thị đã bỏ hắn. Rồi hắn đi tìm thị. Hông không một tấc sắt,
lẩn thẩn khắp Kyōto.
Khi
ra đến bờ sông Horikawa thì hắn đụng phải hai gã võ sĩ giang hồ, đôi bên cãi cọ
rồi đối phương rút kiếm. Lúc này Izō như lấy lại được sự nhanh nhẹn của con
mãnh thú năm xưa, hắn lòn qua người đối phương rồi đoạt lấy kiếm toan chém chết.
Nhưng lưỡi kiếm quá cùn, vừa chạm vào xương vai đã bật ra mà không chém đứt lìa
được, Izō trở tay quét ngang bụng đối phương. Có máu phọt ra nhưng đối phương
không ngã mà vội bỏ chạy. Hắn vừa toan đuổi theo thì đã bị một cây gậy ngáng
chân đổ ra đất.
Thì
ra là bọn cảnh vệ bắt người. Đương thời tình hình chính trị, xã hội rất hỗn loạn
nên nhóm cảnh vệ giữ trật tự đường phố ra đời, cũng từ đó thường xuyên xảy ra
các vụ bắt bớ ở kinh đô. Nếu là Izō của những năm trước thì bọn này chẳng thể
nào bắt được hắn. Nhưng chẳng hiểu vì sao mà Izō chỉ cuộn người nằm cuộn trên đất,
tay ôm đầu. Bọn cảnh vệ tha hồ dùng gậy gộc đánh đập, Izō chỉ nằm yên chịu trận,
đánh một chập rồi chúng dùng dây thừng trói gô hắn lại.
Người
chỉ huy nhóm cảnh vệ này là một viên cảnh sát (dōshin), mà chỉ cần nhìn thấy
bóng dáng cảnh sát là Izō lại trở thành thằng Izō năm xưa khi bị Inōe Saichirō
dọa nạt trên cầu Harimaya. Hắn sợ vỡ mật, hắn run lẩy bẩy, toàn thân co rúm lại.
Đến
khi hoàn hồn thì Izō thấy mình đã ở trong lao của Sở ty đại rồi. Hắn bị giam
chung buồng với bọn đánh bạc và mấy đứa trộm vặt. Như vậy có nghĩa là cả Sở ty
đại cũng không biết rằng chỉ mới năm trước đây thôi hắn còn là “chí sĩ” được biết
đến với cái tên “Hitokiri Izō” vang dội khắp kinh đô mà ai nghe qua cũng phải sởn
gai óc.
Đến
khi trao khảo thì hắn đáp “Ta là Okada Izō người phiên Tosa” nhưng chẳng ai
tin. Bọn cảnh vệ nghĩ rằng chỉ là một kẻ giả danh nào đó, nhưng chúng cũng cẩn
thận cho người đến dinh thự phiên Tosa ở Kawara để đối chiếu. Rồi mấy viên giám
đến sở ty đại để xác nhận. Bọn họ toàn là những người mới do Yōdō đưa vào từ
sau khi tổ chức lại bộ máy hành chính của phiên. Thoạt đầu khi nghe tên Izō, cả
bọn mừng húm. Vì tuy Yōdō đã tống Takechi và các đồng chí vào ngục nhưng người
nào cũng cứng miệng nên không moi được manh mối gì. Tra khảo, đánh đập, nhục
hình thôi thì đủ cả nhưng vẫn không có kết quả gì. Thực ra chẳng cần đến chứng
cớ vụ ám sát tham chính Yoshida hay Inōe Saichirō ở Kyōto, mà chỉ cần một người
trong số Takechi khai ra chỉ một vụ Thiên tru thôi cũng đủ định tội rồi. Vì vậy
mà khi hay tin bắt được Izō, đại diện phía Tosa mừng lắm, cho là đã nắm được
nhân chứng sống quan trọng rồi.
Mấy
viên giám sát Tosa đến sở ty đại, nấp sau song cửa quan sát Izō. Quả nhiên là
tên lính trơn Okada Izō rồi. Nhưng bọn họ lại lắc đầu
-
Chúng tôi không biết kẻ này. Trong phiên không có ai là Okada Izō cả. Hoặc giả
đây chỉ là một tên vô lại đầu đường xó chợ mượn danh Tosa mà thôi.
Izō
đã nghe thấy hết. Hắn vừa nắm song cửa vừa gào thét, là Izō đây, là Izō đây !
Các vị đã quên tôi rồi sao !! Nhưng mặc cho hắn gào thét, cả bọn lẳng lặng bỏ
đi.
Rồi
không còn sức gào thét nữa, hắn gục ngay bên song cửa. Lệ ứa ra trên khuôn mặt
hốc hác của hắn.
Thành
ra mọi sự đối xử cũng khác. Hắn bị đối xử như thằng ma cà bông vô gia cư ở Sở
ty đại. Trong xã hội cũ thì đó là hạng người chẳng phải người, còn dưới cả bách
tính và đám thị dân. Hắn cũng bị đổi tên thành “Tetsuzō vô gia cư”,
bị đóng dấu vào mặt rồi đuổi khỏi kinh. Hắn bị đuổi ra bằng cửa bất tịnh của Sở
ty đại (cửa dùng để đưa rác rưởi, chất thải sinh hoạt trong một công trình ngày
xưa), trên bờ đê sông Kamiya. Izō lẩn thẩn như kẻ mất hồn, đi chẳng được bao xa
thì có tiếng gọi lại.
Dưới
gốc liễu trên bờ đê là một nhóm người đợi hắn tự bao giờ. Chính là bọn nha lại
phiên Tosa.
-
Okada Izō, theo lệnh phiên chúng ta đến bắt ngươi về đây.
Rồi
cả bọn trói gô hắn lại, đẩy vào cũi tù nhân đã chuẩn bị sẵn. Thật trớ trêu, hắn
đã bị chính mảnh đất của mình ruồng bỏ, đã bị biến thành thằng không nhà cửa chẳng
còn cách ngốc đầu lên. Ấy thế mà giờ đây hắn lại được chính những người đồng
hương của mình đưa về với tên họ vốn có của hắn. Hắn có còn là con người nữa
không. Hắn gào thét trong cũi. Người ta chỉ nhớ đến hắn những lúc cần lợi dụng,
cả Takechi cũng thế mà cả phiên Tosa cũng thế. Ta là thằng Tetsuzō không nhà cửa,
Izō ngồi trong cũi hết cười như thằng điên rồi lại nổi đóa, nguôi cơn hắn lại
khóc kể. Ta không phải người Tosa, bằng chứng chẳng phải là phiên đã phủ nhận
tên Izō rồi đó sao.
Hắn
bị giam trong ngục ở phố Yamada dưới thành Tosa, khi trao khảo thì người ta đưa
hắn đến pháp đình phí Nam. Takechi cũng bị giam tại đây. Vì là Thượng sĩ nên ngục
cũng khác với bọn Hào sĩ, cũng không phải chịu nhục hình, còn khi tra khảo thì
có chiếu trải cho ngồi. Trong khi đó thì những người đồng chí Hào sĩ của
Takechi đều bị treo lên trần mà quất roi tới tấp. Sự tàn khốc của cực hình chẳng
có ngôn ngữ nào tả xiết, nhưng chẳng ai hé nửa lời. Nếu lộ ra sơ hở gì là toàn
bộ tên tuổi những người đồng chí của Takechi đều bại lộ. Bản thân Takechi cũng
đã chuẩn bị cho cái chết của mình và các đồng chí nhưng cũng vẫn muốn dù chỉ một
người, có ai đó sống sót để duy trì lý tưởng của mình, rồi một ngày nào đó sẽ
làm cho nó đâm bông kết trái.
Đến
ngay Higaki Kiyoharu là quyền sư phụ võ đường Takechi ở phố Tabuchi ngày xưa
khi chịu cực hình cũng ngất đi. Hằng đêm tiếng rên trong lúc vô thức vang vọng
cả vào trong, ở ngục Takechi cũng nghe thấy. Trong đó cũng có người em ruột
Takechi là Tauchi Keikichi. Tauchi từ nhỏ thể chất yếu đuối nên quyết chẳng thể
nào chịu được cực hình.
Trong
số cai ngục có kẻ mến mộ Takechi nên vẫn thường bí mật truyền tin giữa Takechi
và các đồng chí. Rồi Takechi thông qua tên cai ngục giục Tauchi tự quyết bằng
Thiên Tường Hoàn. Thiên Tường Hoàn là một loại thuốc độc trộn nhiều a phiến mà
Takechi đã nhờ Kusunose Harudō, vốn là một chí sĩ tinh thông tây y điều chế rồi
phân tán cho các đồng chí trước khi vào ngục đề phòng khi vạn nhất.
Tauchi
nghe rồi để lại mấy câu từ thế, uống thuốc rồi chết.
Mục
đích của chuyện này là cốt nhằm vào Izō. Từ Takechi đến các đồng chí, mọi người
đều thấu rõ con người hắn. Với chuyện ám sát thì hắn hớn hở tham gia nhưng bị cực
hình thì liệu hắn có chịu nổi không, hay không khéo lại làm hỏng mất đại sự.
Hơn nữa hắn chỉ là một thằng lính trơn. Trong suy nghĩ của mọi người đã có sự
miệt thị. Nhưng cũng chính vì vậy mà họ thấy sợ hắn. Lần đầu tiên hình ảnh Izō
lại trở nên quan trọng đối với họ như vậy.
Đối
với bọn cai ngục, giám sát thì Izō đúng là một báu vật sống cần được bảo vệ.
Tra khảo, cực hình, làm thì có làm nhưng chỉ làm cho có lệ. Mọi người đều nghĩ
rằng hắn sẽ dễ dàng la thét mà thôi. Mà thế thật, hắn gào thét dễ sợ. Nhưng chẳng
phải là khai báo thú tội gì, mà chỉ là la hét
-
Đau quá, đau quá !!
- Thế
thì khai ra mau !
Bọn
cai ngục giục, nhưng hắn chỉ đáp “Ta là thằng Tetsuzō không nhà cửa” rồi chẳng
lộ gì thêm. Chính sự oán hận đối với Tosa đã giúp hắn giữ vững người đàn ông
bên trong hắn. Trong ngục, Takechi và các đồng chí vừa cảm thấy bất an, vừa có
chỗ suy nghĩ lại về Izō.
Nhưng
đêm đêm tiếng gào thét thảm thiết lại vọng vào khiến Takechi không chịu được,
cuối cùng quyết định dùng đến Thiên Tường Hoàn.
Takechi
nhờ tên cai ngục liên lạc với đồng chí bên ngoài đưa cơm vào cho Izō, bên trog
rắc nhiều Thiên Tường Hoàn đã tán nhỏ.
Izō
là con quỷ đói, ăn ngấu nghiến. Nhưng thể chất của con người này vốn chẳng bình
thường. Đã mấy ngày trôi qua mà vẫn thấy hắn khỏe mạnh vô sự.
Takechi
càng đâm lo. Những người đồng chí của Izō bắt đầu bị hắn chi phối. Bao tử của hắn,
từng khúc ruột của hắn, quả tim của hắn đang chi phối không biết bao sinh mạng
trong ngục.
Takechi
lại lần nữa đưa Thiên Tường Hoàn vào. Nhưng lần này để nguyên hình mà không tán
nhỏ. Izō, không, Tetsuzō vô gia cư đọc lá thư của Takechi rồi nhìn độc dược. Hắn
xé thư, dùng chân dẫm nát thuốc. Izō nhìn về phía ngục của Takechi. Mọi hướng
khác đều tăm tối, duy chỉ có buồng Thượng sĩ ánh lên ngọn đèn loe loét như một
sự đãi ngộ.
Izō
đang nghĩ gì, không ai rõ.
Nhưng
có một điều mà Takechi hiểu rất rõ. Đó là vào sáng hôm sau, khi vừa chuẩn bị
tra tấn thì hắn thét
- Ta
khai !!
Izō
khai mọi chuyện.
Đến
lúc cuối cùng hắn muốn thét lên với ông chủ rằng
-
Cho đến lúc cuối cùng mà ngài vẫn muốn lợi dụng, chi phối thằng Izō này nữa hay
sao !!
Izō
lần lượt khai ra hết từ đầu lãnh cho đến cấp dưới, mọi thành viên trong đảng Cần
Vương.
Bọn
họ lần lượt bị định tội, riêng đầu lãnh Takechi thì buộc mổ bụng tự sát.
Ngày
mười một tháng năm năm Keiō thứ nhất (Keiō: niên hiệu kéo dài từ năm 1865~1868)
, tại pháp đình phía Nam Takechi đã rạch ba nhát vào bụng trước sự chứng kiến của
ban giám sát.
Còn
kẻ gây ra chuyện này là Izō thì hoàn toàn không hay biết gì. Vì khi Takechi rạch
bụng thì Tetsuzō không nhà cửa chỉ còn lại mỗi cái đầu lâu treo trên đài hành
hình ở bờ sông Gangiri, trơ với gió sương.
Hết
Truyện ngắn: Hitokiri Izō
Reviewed by Super Ponja
on
1/28/2014
Rating:
0 Chém
Chúng ta có thể không nói hết những gì mình nghĩ nhưng hãy nghĩ hết trước những gì mình nói!
Nhận xét sẽ bị xóa nếu có những từ ngữ thiếu văn hóa hoặc có ý xúc phạm quá đáng người khác.
Cảm ơn sự hợp tác của các bạn!