Vagabond - Lãng khách chap 210 - Truyện tranh online - vagabondmanga.com

Top Ad unit 728 × 90

Vagabond - Lãng khách chap 210

Tình hình là ở chap 209 đột nhiên có số lượng "chém" đột biến mà nội dung chủ yếu là xoay quanh từ "lý" - từ đã xuất hiện trong vài chap gần đây. Trước tiên rất cảm ơn những ý kiến của các bạn, qua những đóng góp đó mình thực sự thấy mọi người đều yêu Vagabond! Kế đây là đôi lời của anh Duyên (Người dịch truyện đó), các bạn cứ tham khảo và chúng ta sẽ thảo luận tiếp! Được chứ ? 

Spoiler:

"Đạo" hay "Lý"


Người ta hay nói hai từ này đi chung với nhau. "Đạo lý" là cụm từ rất gần gũi với hệ suy nghĩ của người Á đông. Nhưng hiểu sâu sắc về nó thì không phải ai cũng từng. Bản thân người viết cũng vậy. Còn nếu xét riêng từng từ ,"đạo" và "lý" đứng riêng thì thế nào? 




Về "đạo" thì có lẽ nhiều người đã từng bàn, đang bàn đến và sẽ muốn bàn. Nó là cái gì đó mà con người ta muốn hướng đến, muốn quay về cái cội nguồn của mình khi con người cảm thấy hụt hẫng, không còn chỗ dựa trong một bối cảnh hỗn loạn đảo điên về giá trị tinh thần như ngày nay. Người ta đã xa rời nó, đang xa rời nó và sẽ đi vào con đường xa rời nó nên cảm thấy mình như một kẻ mất gốc, cần phải quay về với những giá trị vốn có. Vì nó được bàn đến nhiều như vậy, cho nên bài này sẽ không nhắc đến nó nữa. 




Còn thế nào là "lý"? "Lý" trong cụm từ Hán Việt "lý do", "lý tưởng",..... Tiếng Nhật có hai âm để đọc từ này. Âm Hán Nhật là "ri", âm thuần Nhật là "kotowari". Trong nhiều trường hợp, "ri" hay "kotowari" đều mang nghĩa như nhau, nhưng trong một số bối cảnh đặc biệt thì chúng lại khác nhau. Nhìn chung, cả hai cách đọc này đều có thể hiểu như từ "đạo" ("Dō" hay "michi", "the way" theo cách dịch sang Anh ngữ). 




"Đạo" và "Lý" vốn cũng chỉ một mà chẳng hai. Tuy nhiên, trong tâm thức thích sự phân biệt của con người thì chúng có một chút khác biệt. "Lý" vừa là "đạo lý", vừa là một thứ gì đó mang tính tất yếu phải thế. Có thể hiểu nó như cái cách mà sự vật, sự việc phải như vậy, là cái lý của sự vật. Vì vậy theo ngu ý người viết, trong một số trường hợp, có lẽ "lý" còn có thể được hiểu như "pháp", đôi khi lại có thể hiểu như từ "như" như nghĩa vốn có của nó. 



Thử đứng thẳng, giơ tay trái lên cao, áp sát bức tường. Chân trái cũng đứng sát chân tường. Đoạn giơ chân phải lên, chỉ đứng bằng mỗi chân trái với tay trái và thân mình thành một đường thẳng áp sát tường. Bạn giữ được tư thế này trong bao lâu? Giờ hãy nhìn vào lật ngửa bàn tay phải, nhìn vào lòng bàn tay. Thử xoay lòng bàn tay theo hướng từ trong ra ngoài, tức xoay về phía bên phải. Đoạn đặt ngửa lòng bàn tay như vị trí đầu tiên rồi xoay theo hướng từ ngoài vào trong, tức xoay từ trái sang phải. Hãy tự nhận ra khi xoay theo hướng nào thì góc độ xoay được lớn hơn, vì sao như vậy và vì sao không thể khác được? Đó là cái lý vậy. Có thể đó là đạo. Nhưng hy vọng hai ví dụ nhỏ này đã nói lên được thế nào là "lý" và sự khác biệt của nó với đạo mà ngôn từ dông dài khó giải thích.
Spoiler:
Còn đây là nội dung chap 210: Đối thủ nô đùa
Vagabond - Lãng khách chap 210 Reviewed by Super Ponja on 4/22/2012 Rating: 5
9 Chém
avatar

Cái hỳnh đâu rồi?

Trả lời
avatar

công nhận đọc hơi dài nhưng được cái dễ hình dung, cảm ơn bác duyên \m/

Trả lời
Nhận xét này đã bị tác giả xóa. - Xóa
Nhận xét này đã bị tác giả xóa. - Xóa
avatar

Mình ko nhớ rõ lắm, hình như từ bản dịch của các bạn, bác Inoue viết truyện này dựa trên quan điểm và góc nhìn của Đạo giáo - Lão Tử phải không?

Trả lời
avatar

Câu hỏi của bạn khiến mình hiểu theo hai nghĩa: một là " Phong cách dịch của truyện có nhiều điều giống với đạo giáo" ý thứ hai là " Bản thân tác giả Inoue viết Vagabond dựa trên góc nhìn của đạo giáo"
Hiểu theo điều thứ nhất: tớ nghĩ là đúng, anh Duyên này tòa up tượng phật lên facebook không à =_=! Và ngôn từ cũng khiến người ta liên tưởng nhiều đến vấn đề về tôn giáo! Hơn nữa là dịch giả thì tôn trọng bản gốc là điều tất nhiên. Dù dịch theo phong cách nào thì cũng là nội dung chính của truyện thôi. Cho nên...
Ý thứ hai: Bác Inoue viết truyện dựa trên góc nhìn nào thì nội dung truyện đã thể hiện ra rồi, với những ai biết và hiểu về Đạo giáo thì chắc tự có câu trả lời. Mình thì... không hiểu hay biết rõ về điều này nên... :">
Nhưng dù sao đây cũng là một tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết. Dù tác giả Inoue có biến tấu đi khá nhiều song những giá trị bao trùm thì không khác so với tiểu thuyết. Và hãy nhớ tới lời tâm sự của bác Inoue Takehiko ở đầu tập 3 đó: "Đọc bộ manga này anh không học được gì cả,chỉ là để giải trí đơn thuần thôi". Mỗi người có một cách cảm nhận truyện khác nhau và dù theo cách nào chắc những ai đọc Vagabond đều có một kết luận chung như thế này thôi:"Truyện hay" :">

Trả lời

Chúng ta có thể không nói hết những gì mình nghĩ nhưng hãy nghĩ hết trước những gì mình nói!
Nhận xét sẽ bị xóa nếu có những từ ngữ thiếu văn hóa hoặc có ý xúc phạm quá đáng người khác.
Cảm ơn sự hợp tác của các bạn!

All Rights Reserved by Truyện tranh online - vagabondmanga.com © 2012 - 2016

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.